Bài 31. Công nghệ tế bào
Bài 32. Công nghệ gen
Bài 33. Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
Bài 34. Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
Bài 35. Ưu thế lai
Bài 36. Các phương pháp chọn lọc
Bài 37. Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
Bài 38. Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn
Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
Bài 40. Ôn tập phần di truyền và biến dị
Bài tập 1
Bài tập 1
Quan sát hình 28.1 a, b SGK và cho biết:
a) Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội?
b) Sự di truyền tính trạng màu mắt có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?
Lời giải chi tiết:
a) Tính trạng mắt nâu là trội so với tính trạng mắt đen.
b) Sự di truyền tính trạng màu mắt không liên quan tới giới tính
Vì: nếu gen quy định màu mắt thuộc NST giới tính Y thì ở sơ đồ a, người con trai đời F1 phải có mắt đen (do bố XY, mắt đen), còn nếu thuộc NST giới tính X thì ở sơ đồ b, người con trai F1 cũng phải có mắt đen (do mẹ XX, mắt đen). Tuy nhiên, hai điều trên không xảy ra nên tính trạng màu mắt thuộc NST thường
Bài tập 2
Bài tập 2
Bệnh máu khó đông do 1 gen quy định, người vợ không mắc bệnh (hình tròn trắng) lấy chồng không mắc bệnh (ô vuông trắng), sinh con mắc bệnh chỉ là con trai (ô vuông đen).
a) Hãy vẽ sơ đồ phả hệ.
b) Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định?
c) Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan đến giới tính hay không? Tại sao?
Lời giải chi tiết:
a)
b) Bệnh máu khó đông do gen lặn quy định.
c) Vợ chồng không mắc bệnh, sinh ra con mắc bệnh chỉ là con trai ⇒ hiện tượng di truyền chéo, gen quy định tính trạng máu khó đông nằm trên NST giới tính X
Bài tập 3
Bài tập 3
Quan sát hai sơ đồ ở hình 28.2 a, b SGK. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Sơ đồ 28.2 a giống và khác sơ đồ 28.2 b ở điểm nào?
b) Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ?
c) Đồng sinh khác trứng là gì? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao?
d) Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào?
Lời giải chi tiết:
a) So sánh sơ đồ 28.2 a và 28.2 b
+ Giống nhau: hai sơ đồ đều mô tả quá trình thụ tinh hình thành hợp tử, kết thúc đều hình thành 2 phôi.
+ Khác nhau: ở 28.2 a, 1 trứng kết hợp với 1 tinh trùng hình thành nên 1 hợp tử, hợp tử xảy ra nguyên phân và phôi bào tách nhau rồi phát triển thành 2 phôi riêng biệt: ở hình 28.2 b, 2 trứng kết hợp với 2 tinh trùng hình thành 2 hợp tử phát triển thành 2 phôi riêng biệt
b) Trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ do hai trẻ này được sinh ra từ cùng một hợp tử (một trứng kết hợp với một tinh trùng), do đó cặp NST giới tính của chúng cũng chỉ có thể là XX hoặc XY.
c) Đồng sinh khác trứng là những trẻ được sinh ra trong cùng một lần sinh nhưng do những trứng và những tinh trùng khác nhau kết hợp tạo thành. Trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính do chúng là hai hợp tử hoàn toàn khác nhau hình thành.
d) Đồng sinh cùng trứng: 1 trứng kết hợp 1 tinh trùng hình thành 1 hợp tử nhưng phát triển thành nhiều phôi
Đồng sinh khác trứng: nhiều trứng kết hợp với nhiều tinh trùng hình thành nhiều hợp tử phát triển thành nhiều phôi.
Nghị luận văn học
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9
Đề thi vào 10 môn Văn Điện Biên
Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Đề thi vào 10 môn Văn Vĩnh Phúc