Bài 31. Công nghệ tế bào
Bài 32. Công nghệ gen
Bài 33. Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
Bài 34. Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
Bài 35. Ưu thế lai
Bài 36. Các phương pháp chọn lọc
Bài 37. Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
Bài 38. Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn
Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
Bài 40. Ôn tập phần di truyền và biến dị
Bài tập 1
Bài tập 1
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Công nghệ tế bào là gì?
b) Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện công việc gì? Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc?
Lời giải chi tiết:
a) Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào, mô để tạo cơ quan, cơ thể.
b) Để nhận được sản phẩm từ quá trình nuôi cấy tế bào, ta phải thực hiện các bước sau:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang đi nuôi cấy để tạo mô non ( mô sẹo)
+ Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô non để chúng phân hóa thành các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen như dạng gốc vì cơ quan hoặc cơ thể đó được hình thành từ tế bào của cơ thể gốc.
Bài tập 2
Bài tập 2
Nêu những ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm:
+ Tạo ra lượng lớn giống cây trồng trong thời gian ngắn phục vụ sản xuất
+ Cây con sinh ra có bộ gen hoàn toàn giống cây mẹ, thừa hưởng tất cả đặc tính tốt từ cây mẹ
+ Phương pháp giúp bảo tồn một số nguồn gen quý hiếm ở thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Bài 3: Dân chủ và kỉ luật
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 9
Đề thi vào 10 môn Văn Tiền Giang
CHƯƠNG II. NHIỄM SẮC THỂ
Đề thi vào 10 môn Toán Cần Thơ