Các số có chữ số tận cùng là \(0\,;\,\,2\,;\,\,4\,;\,\,6\,;\,\,8\) thì chia hết cho \(2\).
- Số chia hết cho \(2\) là số chẵn.
Bài 1
Trong các số 35; 89; 98; 1000; 744; 867; 7536; 84683; 5782; 8401 :
a) Số nào chia hết cho 2 ?
b) Số nào không chia hết cho 2 ?
Phương pháp giải:
- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.
- Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 thì không chia hết cho 2.
Lời giải chi tiết:
a) Trong các số đã cho, các số chia hết cho 2 là :
98 ; 1000 ; 744 ; 7536 ; 5782
b) Trong các số đã cho, các số không chia hết cho 2 là :
35 ; 89 ; 867 ; 84683 ; 8401
Bài 2
a) Viết bốn số có hai chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2.
b) Viết hai số có ba chữ số, mỗi số đều không chia hết cho 2.
Phương pháp giải:
- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.
- Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 thì không chia hết cho 2.
Lời giải chi tiết:
Học sinh có thể viết như sau:
a) 38 ; 44 ; 62 ; 98.
b) 357 ; 681.
Bài 3
a) Với ba chữ số 3; 4; 6 hãy viết các số chẵn có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó.
b) Với ba chữ số 3; 5; 6 hãy viết các số lẻ có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó.
Phương pháp giải:
- Số chia hết cho 2 là số chẵn.
- Số không chia hết cho 2 là số lẻ.
Lời giải chi tiết:
a) Với ba chữ số 3; 4; 6 viết được các số chẵn có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó là:
346 ; 364 ; 436 ; 634.
b) Với ba chữ số 3; 5; 6 viết được các số lẻ có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó là:
365 ; 563 ; 635 ; 653.
Bài 4
a) Viết số chẵn thích hợp vào chỗ chấm :
340 ; 342 ; 344 ; … ; … ; 350.
b) Viết số lẻ thích hợp vào chỗ chấm :
8347 ; 8349 ; 8351 ; … ; … ; 8357
Phương pháp giải:
- Số chia hết cho 2 là số chẵn.
- Số không chia hết cho 2 là số lẻ.
- Hai số chẵn (hoặc hai số lẻ) liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị.
Lời giải chi tiết:
a) 340 ; 342 ; 344 ; 346 ; 348 ; 350.
b) 8347 ; 8349 ; 8351 ; 8353 ; 8355 ; 8357.
Lý thuyết
1. Ví dụ
2. Dấu hiệu chia hết cho 2
Các số có chữ số tận cùng là \(0\,;\,\,2\,;\,\,4\,;\,\,6\,;\,\,8\) thì chia hết cho \(2\).
Chú ý: Các số có chữ số tận cùng là \(1\,\,;\,\,3\,\,;\,\,5\,\,;\,\,7\,\,;\,\,9\) thì không chia hết cho \(2\).
3. Số chẵn, số lẻ
- Số chia hết cho \(2\) là số chẵn.
Chẳng hạn: \(0\,\,;\,\,2\,\,;\,\,4\,\,;\,\,6\,\,;\,\,8\,\,;\,\,...\,\,;\,\,156\,\,;\,\,158\,\,;\,\,160\,\,;\,\,...\) là các số chẵn.
- Số không chia hết cho \(2\) là số lẻ.
Chẳng hạn: \(1\,\,;\,\,3\,\,;\,\,5\,\,;\,\,7\,\,;\,\,...\,\,;\,\,567\,\,;\,\,569\,\,;\,\,571\,\,;\,\,...\) là các số lẻ.
Chủ đề : Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
Chủ đề 5. Con người và sức khỏe
Unit 18. What's your phone number?
VNEN Toán 4 - Tập 2
Chủ đề 6: Cỗ máy thời gian
SGK Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
STK - Cùng em phát triển năng lực Toán 4
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 4
SGK Toán 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 4 - Cánh Diều
VBT Toán 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Toán 4 - Cánh Diều
VNEN Toán Lớp 4
Vở bài tập Toán Lớp 4
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 4
Cùng em học toán Lớp 4
Ôn tập hè Toán Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 4
Bài tập phát triển năng lực Toán Lớp 4