Vậy là sau bao nhiêu năm phải chịu đựng biết bao đau khổ, tủi nhục, đày doạ, tôi đã được Từ Hải cứu thoát ra khỏi lầu xanh. Từ Hải không chỉ đem lại cho tôi một tấm lòng tri kỉ mà còn giúp tôi đền ơn trả oán, chàng đã giúp tôi thực hiện ước mơ công lí chính nghĩa mà bao lâu nay tôi hằng ấp ủ.
Cái ngày hôm đó, có lẽ tôi không bao giờ có thể quên được, tôi - với tư cách là một phu nhân - đã chủ trì màn báo ân báo oán đó.
Khi cho mời Thúc Sinh vào, lòng tôi xao xuyến kì lạ. Vậy là sau bao nhiêu năm xa cách, cuối cùng tôi đã được gặp lại chàng - con người mà tôi đã từng rất cảm kích, quý mến và yêu thương. Chính chàng là người đã cảm thông cho số phận của tôi, dang tay đón nhận và đưa tôi ra khỏi chốn lầu xanh. Chàng đã cho tôi có được những ngày tháng sống làm vợ chồng bên nhau thật yên bình, vui vẻ mà đầm ấm. Dù sao chúng tôi cũng đã từng có một cuộc sống hạnh phúc. Vậy mà khi gặp lại nhau sau bao nhiêu năm xa cách, tại sao chàng lại tỏ ra như vậy chứ? Mặt chàng đỏ lên như chàm đổ, còn người chàng thì đang run lên. Chẳng lẽ chàng đang lo sợ, hãi hùng đến vậy sao? Chàng biết không, chàng đang tỏ ra là một con người yếu hèn, nhu nhược, thiếu bản lĩnh trước mặt mọi người đấy!
- Thúc Sinh, chàng còn nhớ ta không?
Thúc lang lại càng sợ hãi hơn, cúi gập người xuống.
- Ta biết, ân nghĩa của chàng xưa kia là đối với ta thực sự là rất to lớn, có lẽ cả đời này ta cũng sẽ không thể báo đền. Nhưng chúng ta bây giờ, chẳng khác nào hai chùm sao Sâm và Thương - mãi mãi cũng không thể gặp nhau. Ta cũng chẳng biết làm thế nào hơn, đành trả ơn chàng gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân gọi là...
Thực sự, tôi rất biết ơn, trân trọng tấm lòng và tình cảm mà Thúc lang đã dành cho tôi. Hơn nữa, cảnh ngộ giữa tôi và chàng ngày nay tất cả cũng đâu phải do chàng mà ra, có trách chàng, chỉ tại chàng đã quá nhút nhát, hèn yếu mà thôi. Chúng tôi sống với nhau, ân ái, hạnh phúc chưa được bao lâu, vậy mà đã phải chia tay, rời xa nhau mãi mãi. Có lẽ vết thương lòng trong tôi đã quá đớn đau, xót xa, không thể quên được. Chính Hoạn Thư - ả đàn bà đó đã nhẫn tâm chia rẽ chúng tôi, khinh rẻ thân phận của tôi mà ra tay đày đoạ, đánh đuổi tôi, khiến cho tôi và chàng phải xa lìa.
Ngay khi trông thấy Hoạn Thư, tôi đã vờ chào hỏi một cách niềm nở, lịch sự.
- Ồ! Chào tiểu thư! Không ngờ cũng có ngày tiểu thư phải đến đây sao?
Giọng tôi mỉa mai, châm biếm, chì chiết Hoạn Thư một cách đay nghiến, sâu cay. Giờ đây, trong lòng tôi đã bao nhiêu nỗi căm hận, uất ức dồn nén bao lâu nay. Nhìn ả ta hồn lạc phách xiêu, lo sợ mà tôi cũng bớt đi được phần nào cơn giận. Nhưng ngay sau đó, Hoạn Thư đã vội vã khấu đầu dưới trướng mà liệu điều kiêu ca. Ả đã dựa vào tâm lí chung của người phụ nữ mà nói năng đâu ra đấy nhằm chạy tội. Dù sao thì ả cũng đã nói đúng phần nào. Hoạn Thư cũng chỉ là một người đàn bà, cũng chỉ biết yêu thương chồng, biết ghen tức khi thấy chồng quan tâm tới một người phụ nữ khác mà không hề để ý đến mình nữa. Hơn nữa, cô ta cũng đã cho tôi tới Quan Âm Các viết kinh để một mình tĩnh tâm, khi tôi chạy trốn khỏi đó cũng không cho người đi tìm, bắt về. Không những thế, khi ở dưới trướng, Hoạn Thư cũng đã trung thực tự nhận hết lỗi về mình và mong chờ vào tấm lòng độ lượng của tôi. Cô ta quả là một con người khôn ngoan, giảo hoạt, thật sắc sảo, tinh đời. Những lí lẽ của nàng ta đã khiến cho tôi thật cảm động. Giờ đây, chẳng nhẽ tôi lại đành lòng trách phạt sao?
Như thế, chẳng khác nào tôi là một kẻ nhỏ nhen, ích kỉ, không biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Dù sao, dân gian ta cũng có câu Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại. Hoạn Thư đã biết tự nhận ra lỗi lầm của mình rồi thì thôi tha cho ả ta cũng được.
Nghĩ vậy, tôi liền truyền lệnh xuống dưới tha bổng cho Hoạn Thư. Vậy là hôm nay, cuối cùng tôi cũng đã thực hiện được ước mơ công lí, chính nghĩa của mình mà bao lâu nay tôi luôn ấp ủ. Trong thâm tâm tôi mong muốn, luôn khát vọng về một xã hội công bằng, trật tự và chính nghĩa cho mọi người.
Tải 30 đề thi học kì 1 của các trường Toán 9
Unit 2: City life
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9
CHƯƠNG III. HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Bài 3: Dân chủ và kỷ luật