Bài 31. Công nghệ tế bào
Bài 32. Công nghệ gen
Bài 33. Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
Bài 34. Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
Bài 35. Ưu thế lai
Bài 36. Các phương pháp chọn lọc
Bài 37. Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
Bài 38. Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn
Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
Bài 40. Ôn tập phần di truyền và biến dị
Đề bài
Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ
Lời giải chi tiết
Cơ sở di truyền: Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhai, đặc biệt có các gen lặn biểu hiện một số đặc điểm xấu, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện, gen trội át gen lặn, đặc tính xấu không được biểu hiện. Vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.
VD: Lai 1 dòng thuần mang 2 gen trội lai với 1 dòng thuần mang một gen trội được con lai F1 mang 3 gen trội:
P: AabbCC x aaBBcc => F1: AaBbCc
Không dùng con lai F1 để nhân giống vì: Trong các thế hệ sau, tỉ lệ gen dị hợp giảm, gen đồng hợp tăng. Trong đó, có gen đồng hợp lặn là gen tật bệnh. Nếu cứ tiếp tục lai như vậy sức sống con lai cứ giảm dần qua các thế hệ nên ưu thế lai cũng giảm theo.
Muốn duy trì ưu thế lai: Dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, chiết ghép, vi nhân giống).
Unit 10: Space travel
Đề thi vào 10 môn Văn Bến Tre
CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Bài 19. Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc