Bài 31. Công nghệ tế bào
Bài 32. Công nghệ gen
Bài 33. Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
Bài 34. Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
Bài 35. Ưu thế lai
Bài 36. Các phương pháp chọn lọc
Bài 37. Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
Bài 38. Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn
Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
Bài 40. Ôn tập phần di truyền và biến dị
Bài tập 1
Quan sát hình 13 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
a) Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích?
b) Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
c) Giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan lại cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST (gen liên kết)?
Lời giải chi tiết:
a) Phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt được gọi là phép lai phân tích vì phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể có tính trạng trội chưa biết kiểu gen (ruồi đực F1) với cá thể có tính trạng lặn (ruồi cái thân đen, cánh cụt).
b) Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm xác định tính trạng màu sắc thân và chiều dài cánh của ruồi giấm có thuộc cùng một gen hay không.
c) Màu sắc thân và hình dạng cánh là hai tính trạng khác nhau, Moocgan đã tiến hành lai ruồi bố mẹ thuần chủng tương phản nhau về cả hai cặp tính trạng và thu được F1 toàn bộ thân xám, cánh dài. Cơ thể tính trạng lặn thân đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử, khi lai với F1 lại chỉ cho 2 tổ hợp ⇒ cơ thể ruồi F1 chỉ tạo được 2 loại giao tử, điều này khác kết quả của Menđen khi lai hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản. Do vậy, dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST (gen liên kết).
Bài tập 2
Hiện tượng di truyền liên kết là gì?
Lời giải chi tiết:
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào
Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng
Unit 2: City life
PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
CHƯƠNG II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC
ĐỊA LÍ KINH TẾ