Đề bài
Gọi A, B, C là ba điểm theo thứ tự trên một đường thẳng. Vẽ hai đường tròn đường kính AB và BC. Từ A vẽ các đường thẳng tiếp xúc với đường tròn đường kính BC tại D và cắt đường tròn đường kính AB tại E. Chứng minh BD là phân giác góc \(\widehat {EBC}\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Chứng minh \(\widehat {EBD}\) và \(\widehat {{O_2}BD}\) cùng bằng \(\widehat {{O_2}DB}\).
Lời giải chi tiết
Gọi O1 và O2 lần lượt là tâm đường tròn đường kính AB và đường tròn đường kính BC.
Xét đường tròn đường kính AB có \(\widehat {AEB} = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \( \Rightarrow AE \bot BE\)
Vì AD là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC tại D nên \({O_2}D \bot AD\) hay \({O_2}D \bot AE\)
Từ đó suy ra \({O_2}D//BE\) (cùng vuông góc với AE) \( \Rightarrow \widehat {EBD} = \widehat {{O_2}DB}\) (1) (so le trong)
Mà \({O_2}B = {O_2}D \Rightarrow \Delta {O_2}BD\) cân tại O2\( \Rightarrow \widehat {{O_2}DB} = \widehat {{O_2}BD}\) (2).
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow \widehat {EBD} = \widehat {{O_2}BD} \Rightarrow BD\) là phân giác của góc \(\widehat {EBC}\) (đpcm).
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9
Đề thi vào 10 môn Văn Đăk Lăk
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
CHƯƠNG III. CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
Đề thi vào 10 môn Toán Bình Phước