Đề bài
Có 5 ống nghiệm A, B, C, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần :
CuCO3(r) \(\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow \) CuO(r) + CO2 (k)
Mỗi ống được nung nóng, để nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lặp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :
ỐNG NGHIỆM | KHỐI LƯỢNG CHẤT RẮN sau Mồl lần nung (gam) | |||
Lần thứ 1 | Lần thứ 2 | Lần thứ 3 | Lần thứ 4 | |
A | 8,6 | 8,5 | 8,0 | 8,0 |
B | 9,8 | 9,5 | 8,5 | 8,0 |
C | 16,0 | 9,7 | 9,1 | 8,5 |
D | 8,0 | 8,0 | 8,0 | 8,0 |
E | 12,4 | 12,4 | 12,4 | 12,4 |
a) Hãy dùng những kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau :
1. Ống nghiệm nào đã bị bỏ quên, không đun nóng ?
2. Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai ? Vì sao ?
3. Vì sao khối lượng chất rắn trong ống nghiệm A là không đổi sau lần nung thứ 3 và thứ 4 ?
4. Ống nghiệm nào mà toàn lượng đồng(II) cacbonat đã bị phân huỷ sau lần nung thứ nhất ?
b) Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào là đúng.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất, đặc điểm về khối lượng được chỉ ra trong bảng để rút ra kết luận.
Lời giải chi tiết
a) 1. Ống nghiệm E (khối lượng CuCO3 không thay đổi).
2. Ống nghiệm C, vì khác với các kết quả của những ống nghiệm A, B, D.
3. Sau lần nung thứ 3 thì toàn lượng CuCO3 đã bị phân huỷ hết thành CuO.
4. Ống nghiệm D.
b) Phần tính toán :
Theo phương trình hoá học :
124 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra 80 gam CuO.
Vậy 12,4 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra :
\({m_{CuO}} = \dfrac{{80 \times 12,4}}{{124}} = 8,0(gam)\)
Thí nghiệm được tiến hành trong các ống nghiệm A, B, D là đúng.
Các bài tập làm văn
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9
Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Đề thi vào 10 môn Toán Cà Mau
Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)