Bài 13. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ( 939 – 1009 )
Bài 14. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 – 1225)
Bài 15. Công cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược của nhà Lý (1075 – 1077 )
Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 – 1400)
Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông – Nguyên của nhà Trần (thế kỷ XIII)
Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân minh xâm lược (1400 – 1407)
Câu 1
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về thời Ngô?
A. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, lấy tên nước là Đại Cồ Việt.
B. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) được chọn làm kinh đô.
C. Nhà Ngô do Ngô Quyền thành lập sau chiến thắng Bạch Đằng.
D. Vua đứng đầu triều đình và quyết định mọi việc lớn.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Năm 939, sau khi đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa ( Đông Anh – Hà Nội ). Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc lớn, nhỏ.
Chọn A
Câu 2
Câu 2. Nhà Đinh được thành lập trong bối cảnh nào sau đây?
A. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống.
B. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh xoá bỏ “cục diện 12 sứ quân”.
C. Được Dương Tam Kha ủng hộ và nhường ngôi.
D. Nhận được sự ủng hộ của Ngô Quyền và Lê Hoàng.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, đất nước được bình yên, thống nhất. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư ( Ninh Bình).
Chọn B
Câu 3
Câu 3. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tổng của nhà Tiền Lê (981) gắn liền với địa danh Lịch sử nào sau đây?
A. Sông Mê Công.
B. Lạng Sơn.
C. Cổ Loa.
D. Sông Bạch Đằng.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tổng của nhà Tiền Lê (981) gắn liền với địa danh Lịch sử đó là sông Bạch Đằng.
Chọn D
Câu 4
Câu 4. Năm 968, sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là
A. Đại Việt.
B. Văn Lang.
C. Đại Cồ Việt.
D. Âu Lạc.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Năm 968, sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Chọn C
Câu 5
Câu 5. Những nội dung nào sau đây phản ánh đúng về đời sống văn hoá thời Ngô, Đinh, Tiến Lê?
A. Phật giáo được truyền bá rộng rãi, nhà sư được quý trọng.
B. Chùa được xây dựng ở nhiều nơi, như chùa Bà Ngô, chùa Nhất Trụ,...
C. Nho giáo trở thành quốc giáo.
D. Giáo dục thời Ngô, Đinh, Tiền Lề phát triển mạnh.
E. Chưa có các loại hình văn hoá dân gian.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Đời sống văn hoá thời Ngô – Đinh – Tiền Lê:
-Phật giáo được truyền bá rộng rãi, các nhà sư được quý trọng
-Chùa được xây dựng ở nhiều nơi
-Nho giáo được du nhập từ thời Bắc thuộc nhưng chưa có ảnh hưởng nhiều
-Giáo dục thời kỳ này chưa phát triển
-Nhiều loại hình văn hoá dân gian tiếp tục được phát triển như ca múa, đua thuyền, đánh đu, đấu vật,…
Chọn A, B
Câu 6
Câu 6.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Từ kiến thức đã được học và hiểu biết bản thân, ta có thể giới thiệu những nét chính về chính quyền thời Ngô và Tiền lê như sau:
- Giới thiệu:
+ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô, Tiền Lê được tổ chức theo chế độ quân chủ do vua đứng đầu, quyết định mọi công việc quan trọng của triều đình.
+ Giúp việc cho vua là hệ thống các quan và các ban văn, ban võ, tăng quan, đao quan.
+ Ở địa phương được chia thành các lộ, phủ, châu…
- Nhận xét:
+ Tổ chức chính quyền thời Ngô còn đơn giản.
+ Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê được hoàn thiện dần từ trung ương đến địa phương. Ở địa phương đã phân cấp quản lí chặt chẽ hơn.
Câu 7
Câu 7.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Từ kiến thức đã được học trong bài, ta sắp xếp thứ tự mô tả cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Tiền Lê như sau: 3 – 2 – 1
Câu 8
Câu 8.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Từ kiến thức đã được học, ta điền các cụm từ đã cho vào sơ đồ như sau:
A - Quý tộc, quan lại, địa chủ
B - Nông dân, thợ thủ công, thương nhân
C - Nô tì.
- Nhận xét:
+ Tầng lớp quý tộc, quan lại và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ giữ địa vị thống trị.
+ Nông dân là lực lượng lao động chính. Ngoài ra còn có thợ thủ công và thương nhân.
+ Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
+ Đời sống của nhân dân còn đơn giản, bình dị, mâu thuẫn giữa các giai cấp và tầng lớp chưa gay gắt.
Câu 9
Câu 9.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Từ kiến thức được học trong bài, ta ghép các ô ở cột A phù hợp với các ô ở cột B như sau:
1 - B, G, K | 2 - C, D, I | 3 - A, E, H |
Đề khảo sát chất lượng đầu năm
Phần Lịch sử
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7
Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn
Chương 5: Một số yếu tố thống kê
SBT Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 7
SBT Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7