Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Ôn tập chương III – Góc với đường tròn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Hình học 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Hình học 9
Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ
Bài 2. Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt
Bài 3. Hình cầu. Diện tích hình cầu và thể tích hình cầu
Ôn tập chương IV – Hình trụ - Hình nón – Hình cầu
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Hình học 9
Đề bài
Dựng tam giác \(ABC\), biết \(BC = 4cm\), góc \(\widehat {A} = 60^0\), bán kính đường tròn nội tiếp tam giác bằng \(1cm\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Góc có đỉnh ở ngoài đường tròn có số đo bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.
Lời giải chi tiết
Phân tích:
Giả sử dựng được ΔABC thỏa mãn điều kiện.
Gọi O là tâm đường tròn nội tiếp tam giác.
\(\widehat {BOC} = 180^\circ - \left( {\widehat {OBC} + \widehat {OCB}} \right) \\= 180^\circ - \dfrac{1}{2}\left( {\widehat {ABC} + \widehat {ACB}} \right)\) \( = 180^\circ - \dfrac{1}{2}\left( {180^\circ - \widehat A} \right) \\= 180^\circ - \dfrac{1}{2}\left( {180^\circ - 60^\circ } \right) = 120^\circ \)
⇒ O thuộc cung chứa góc 120º dựng trên đoạn BC.
+ Bán kính đường tròn nội tiếp ΔABC bằng 1
⇒ O cách BC 1cm
⇒ O thuộc d // BC và cách BC 1cm.
Vậy O là giao của cung chứa góc 120º dựng trên đoạn BC và đường thẳng d.
Cách dựng:
Dựng \(BC = 4cm\) và đường thẳng \((d)\) song song với \(BC\) và cách \(BC\) một khoảng là \(1cm.\)
Tâm \(O\) của đường tròn nội tiếp \(∆ABC\) là giao điểm của đường thẳng \((d)\) với cung chứa góc \({120^0}\) dựng trên đoạn \(BC\) cố định.
Qua \(B\) và \(C\) vẽ các tiếp tuyến với \((O;1cm)\), chúng cắt nhau tại \(A.\) Tam giác \(ABC\) là tam giác phải dựng.
Chứng minh:
+ Theo cách dựng có BC = 4cm .
+ O thuộc cung 120º dựng trên đoạn BC \( \Rightarrow \widehat {BOC} = {120^0}\)
+ A là giao của 2 tiếp tuyến
⇒ (O; 1cm) tiếp xúc với AB và AC
Mà khoảng cách từ O đến BC = 1cm
⇒ (O; 1cm) cũng tiếp xúc với BC
⇒ (O; 1cm) là đường tròn nội tiếp ΔABC
\( \Rightarrow \widehat {BAC} = \dfrac{1}{2}\widehat {BOC} \)\(= \dfrac{{{{120}^0}}}{2} = {60^0}\)
(số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo góc ở tâm)
Vậy ΔABC có BC = 4cm, \( \widehat {BAC} = {60^0}\) đường tròn nội tiếp có bán kính 1cm thỏa mãn yêu cầu.
Biện luận:
Vì d cắt m tại hai điểm nên bài toán có hai nghiệm hình \(ΔABC\) và \(ΔA’BC\) như hình vẽ.
CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất
CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Đề kiểm tra 1 tiết - Học kì 2 - Sinh 9