1. Nội dung câu hỏi
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Dụng cụ và hoá chất: bình tam giác 250 mL (số lượng: 4), nhiệt kế, ống đong 100 mL, đèn cồn (số lượng: 4), cân, ethanol, propan-1-ol, propan-2-ol, butan-1-ol, nước cất (hoặc nước sạch).
Tiến hành:
Bước 1: Đong 100 mL (tương đương 100 gam) nước cất, cho vào bình tam giác. Đo nhiệt độ (t) của nước.
Bước 2: Rót 20 mL mỗi alcohol cho riêng biệt vào 4 đèn cồn. Cân khối lượng mỗi đèn ($m_1$).
Bước 3: Dùng đèn cồn để đun nước trong bình. Quan sát nhiệt kế, khi nhiệt độ của nước lên đến 40°C thì ngừng đun, tắt đèn cồn. Cân lại khối lượng của đèn cồn ($m_2$).
Câu hỏi thảo luận:
a) Khi đốt cháy 1 mol mỗi alcohol trên, alcohol nào tạo ra năng lượng lớn nhất?
b) So sánh năng lượng tạo ra khi đốt cháy hoàn toàn cùng một khối lượng propan-1-ol và propan-2-ol.
c) Xét trường hợp của ethanol, so sánh với năng lượng tính toán lí thuyết
Cho biết nhiệt lượng nước nhận được $=$ khối lượng nước $\times$ nhiệt dung riêng của nước $\times$ biến thiên nhiệt độ (nhiệt dung riêng của nước là 4,18 $\mathrm{J} / \mathrm{g} \times \mathrm{C}$ ), nên:
Nhiệt lượng nước nhận được: $Q=100 \times 4,18 \times(40-\mathrm{t})(\mathrm{J})$.
Có phải tất cả nhiệt lượng do quá trình đốt cháy alcohol đều làm tăng nhiệt độ của nước không?
2. Phương pháp giải
a) Cùng điều kiện tiến hành thí nghiệm, cùng khối lượng nước, cùng sự biến thiên nhiệt độ từ t đến 40 °C (bỏ qua sai số về khối lượng giữa các bấc đèn khi cháy). Alcohol nào có khối lượng (m) nhỏ hơn thì toả ra nhiệt lượng lớn hơn.
b) So sánh giá trị $m_{al2}$ và $m_{al3}$.
Nếu $m_{al2}$ < $m_{al3}$ thì năng lượng tạo ra khi đốt cháy hoàn toàn propan-1-ol lớn hơn propan-2-ol và ngược lại.
c) Enthalpy của quá trình đốt cháy ethanol nhỏ hơn so sánh với năng lượng tính toán lí thuyết vì khi đốt cháy alcohol, nhiệt lượng toả ra sẽ hao phí, một phần truyền vào môi trường, truyền cho bình tam giác,...
3. Lời giải chi tiết
16.23*. a) Tính khối lượng mối alcohol phản ứng: $m_{\text {alcohol }}=m_2-m_1$, lần lượt được các giá trị $\mathrm{m}_{\mathrm{a} l1}, \mathrm{~m}_{\mathrm{a} l2}, \mathrm{~m}_{\mathrm{a} l3}, \mathrm{~m}_{\mathrm{al} \mid 4}$.
Cùng điều kiện tiến hành thí nghiệm, cùng khối lượng nước, cùng sự biến thiên nhiệt độ từ t đến $40^{\circ} \mathrm{C}$ (bỏ qua sai số về khối lượng giữa các bấc đèn khi cháy). Alcohol nào có khối lượng $(\mathrm{m})$ nhỏ hơn thì toả ra nhiệt lượng lớn hơn.
b) So sánh giá trị $\mathrm{m}_{\mathrm{al} 2}$ và $\mathrm{m}_{\mathrm{a} l3}$.
c) Xét trường hợp của ethanol, nhiệt lượng nước nhận được từ $\mathrm{m}_{\text {al1 }}$ (gam) ethanol:
Số mol ethanol phản ứng: $\mathrm{n}_{\text {ethanol }}=\frac{\mathrm{m}_{\text {al1 }}}{46}$.
Nhiệt lượng nước nhận được từ $1 \mathrm{~mol}$ ethanol là: $\mathrm{Q}_{\text {ethanol }}=\frac{\mathrm{Q}}{\mathrm{n}_{\text {ethanol }}}$.
Enthalpy của quá trình đốt cháy ethanol là: $\Delta \mathrm{H}=-\mathrm{Q}_{\mathrm{ethanol}}$.
(Giá trị này sẽ thấp hơn so với giá trị lí thuyết).
Khi đốt cháy alcohol, nhiệt lượng toả ra sẽ hao phí, một phần truyền vào môi trường, truyền cho bình tam giác, các nhóm thực hiện có thể xảy ra sai số,...
Bài 9: Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản - Tập bản đồ Địa lí 11
Tải 10 đề thi học kì 2 Sinh 11
Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
Vocabulary Builder
Unit 2: Vietnam and ASEAN
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11
SBT Hóa Lớp 11