Hãy cho biết Vương triều Lê sơ được thành lập như thế nào?
? mục 1 Câu 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 85 SGK Lịch sử và Địa lí 7
1. Hãy cho biết Vương triều Lê sơ được thành lập như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc mục 1 và quan sát Hình 2. Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Lê sơ trang 83 SGK.
Lời giải chi tiết:
Vương triều Lê sơ được thành lập:
- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập thành lập nhà Lê sơ.
- Niên hiệu Thuận Thiên
- Khôi phục quốc hiệu Đại Việt.
- Đóng đô tại Thăng Long.
? mục 1 Câu 2
2. Tư liệu 1 thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê sơ như thế nào?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 1 trang 83, 84 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Quân đội mạnh, ngụ binh ư nông, pháp luật, Quốc triều hình luật, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới.
B3: Đọc tư liệu 1 qua đó thấy được quan điểm ngoại giao của vua Lê Thánh Tông với nhà Minh đó là kiên quyết giữ vững chủ quyền dân tộc.
Lời giải chi tiết:
- Chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của triều Lê sơ
+ Quyết tâm củng cố quân đội, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, biên giới bảo vệ Tổ quốc
+ Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mọi người dân, trừng trị thích đáng những kẻ bán nước.
? mục 2.a
Trả lời câu hỏi mục 2.a trang 86 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 2-a trang 85, 86 SGK.
B2: Các lĩnh vực nêu: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
Lời giải chi tiết:
- Nông nghiệp:
Nhà Lê sơ đặc biệt coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp:
+ Đặt ra các quan chuyên trách như: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ,…
+ Cấm để ruộng hoang, đẩy mạnh khẩn hoang và lập đồn điền.
+ Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã.
+ Khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thủy lợi.
Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn định.
- Thủ công nghiệp:
+ Nhiều nghề thủ công truyền thống như dệt lụa, làm gốm,…phát triển nhanh chóng, hình thành những làng nghề chuyên nghiệp.
+ Nghề sản xuất gốm sứ xuất khẩu theo đơn hàng của các thương nhân nước ngoài phát triển mạnh ở các làng nghề tại Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội),…
- Thương nghiệp:
+ Triều đình khuyến khích lập chợ, thúc đẩy buôn bán giữ các địa phương, giữa các làng nghề thủ công với các đô thị.
+ Thuyền buôn nhiều nước đã đến buôn bán tại các thương cảng như: Vân Đồn, Hội Thống, Tam Kỳ,… Các sản phẩm như: tơ lụa, gốm sứ, lâm thổ sản,… rất được ưa chuộng.
? mục 2.b
Trả lời câu hỏi mục 2.b trang 86 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Nêu những nét chính về tình hình xã hội thời Lê sơ
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 2-b trang 86 SGK.
B2: Nêu được các ý về: các tầng lớp, phân hóa sâu sắc.
Lời giải chi tiết:
- Xã hội phân hóa thành các tầng lớp:
+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi.
+ Nông dân là bộ phận đông đảo nhất, cày ruộng đất công, nộp thuế và làm các nghĩa vụ với nhà nước hoặc địa chủ.
+ Thợ thủ công và thương nhân ngày càng đông đảo nhưng không được coi trọng.
+ Nô tì có xu hướng giảm.
- Sự phân biệt giữa quý tộc và bình dân trở nên sâu sắc và được quy định bởi pháp luật.
? mục 3 Câu 1
Trả lời câu hỏi mục 3trang 87 SGK Lịch sử và Địa lí 7
1. Hãy trình bày những thành tựu văn hóa – giáo dục tiêu biểu thời Lê sơ.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 3 trang 86, 87 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Nho giáo, độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo, hạn chế, văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm, chép sử, công trình kiến trúc, khoa thi.
Lời giải chi tiết:
Những thành tựu văn hóa – giáo dục tiêu biểu thời Lê sơ:
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tôn giáo | Nho giáo được đề cao, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế |
Văn học | - Chữ Hán: phát triển và chiếm ưu thế: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh Uyển cửu ca,… - Chữ Nôm: chiếm vị trí quan trọng: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,… |
Địa lí, bản đồ | Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư, Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ |
Toán học | Đại Thành toán pháp, Lập thành toán pháp; Y học có Bản thảo thực vật toát yếu,… |
Công trình kiến trúc | Kinh đô Thăng Long, Lam Kinh,... điêu khắc trên đá, gỗm, sứ,... Nhã nhạc cung đình và nghệ thuật tuồng chèo… phát triển |
Giáo dục | Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long. Tổ chức các khoa thi và dựng bia tiến sĩ. |
? mục 3 Câu 2
2. Khai thác tư liệu và thông tin trong mục, hãy cho biết vì sao nhà Lê sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 3 trang 86, 87 SGK.
B2: Đọc tư liệu 2 từ đó thấy được quan niệm và cách nhìn nhận của nhà Lê sơ đối với những người tài giỏi trong đất nước.
Lời giải chi tiết:
Nhà Lê sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử vì:
- Giáo dục phát triển, đào tạo được đội ngũ quan lại, những người giỏi để giúp vua cai trị, phát triển đất nước.
- Hiền tài giống như nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì quốc gia mới hưng thịnh phồn vinh.
Vì vậy nhà Lê chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử
? mục 4
Trả lời câu hỏi mục 4 trang 88 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Hãy kể tên một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ và những đóng góp của họ đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 4 trang 87, 88 SGK.
B2: Các danh nhân văn hóa tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sỹ Liên, Lương Thế Vinh,....
Lời giải chi tiết:
Nhân vật | Đóng góp |
Nguyễn Trãi | - Tư tưởng nhân nghĩa, thương dân - Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú,… |
Lê Thánh Tông | - Hoàng đế anh minh, tài năng, tiến hành cải cách để đưa thời kì ông cai trị đạt đến đỉnh cao của chế độ quân chủ chuyên chế. - Sáng lập hội Tao Đàn, để lại 300 bài thơ chữ Hán, Hồng Đức quốc âm thi tập bằng chữ Nôm |
Ngô Sỹ Liên | Đại Việt sử kí toàn thư |
Lương Thế Vinh | Đại Thành toán pháp, Thiển môn giáo khoa… |
Luyện tập Câu 1
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 88 SGK Lịch sử và Địa lí 7
1. Tình hình kinh tế thời Lê sơ có điểm gì giống và khác với thời Trần? Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 2-a trang 85, 86 SGK.
B2: So sánh trên các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp
Lời giải chi tiết:
Luyện tập Câu 2
Phương pháp giải:
B1: Đọc nội dung đoạn tư liệu 3
B2: Phân tích đoạn tư liệu dựa vào bối cảnh lịch sử khi mà thời phong kiến tình trạng trọng nam khinh nữ phổ biến, thì luật Hồng Đức đã có những quy định bảo vệ người phụ nữ.
Lời giải chi tiết:
Luật pháp thời Lê sơ có những điểm tiến bộ:
- Con gái được quyền thừa kế tài sản như con trai
- Khi phân chia tài sản thì hai vợ chồng đều được chia đôi.
- Người chồng có thái độ lạnh nhạt, không đi lại với vợ trong năm tháng thì người vợ được phép bỏ chồng
Những điểm trên nhằm bảo vệ người phụ nữ.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi phần Vận dụng trang 88 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Chủ trương của các vua thời Lê sơ về vấn đề chủ quyền lãnh thổ có giá trị như thế nào trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ngày nay?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 1 trang 83, 84 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Quân đội mạnh, ngụ binh ư nông, pháp luật, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới.
B3: Đọc tư liệu 1 qua đó thấy được quan điểm ngoại giao của vua Lê Thánh Tông với nhà Minh đó là kiên quyết giữ vững chủ quyền dân tộc.
Lời giải chi tiết:
Chủ trương của các vua thời Lê sơ về vấn đề chủ quyền lãnh thổ có giá trị:
- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
- Nhận thức về mục tiêu, yêu cầu bảo vệ Tổ quốc; về vị trí, vai trò của quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; về quan hệ đối tác, đối tượng có bước phát triển.
- Kết hợp có hiệu quả giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Đấu tranh làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình", hoạt động phá hoại, gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Chủ đề 9: Tìm hiểu phẩm chất và năng lực cần có ở người lao động
Chương 5: Thu thập và biểu diễn dữ liệu
Tác giả - tác phẩm Chân trời sáng tạo
Unit 9: Future transport
Đề thi giữa kì 2
SBT Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 7
SBT Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7