Lí thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa sau thế kỉ XVI - Lịch sử 7
? mục 1 Câu 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 37 SGK Lịch sử và Địa lí 7
1. Khai thác hình 2 và thông tin trong mục, trình bày sơ lược sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
Phương pháp giải:
B1: Quan sát hình 2 trang 36 SGK, từ bản đồ thấy được tên các quốc gia, vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của các nước trong khu vực Đông Nam Á thời phong kiến.
B2: Đọc mục 1 trang 35, 36, 37 SGK.
B3: Các từ khóa cần chú ý: nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, quân Mông – Nguyên, nhu cầu liên kết, vương quốc phong kiến mới, thống nhất, bộ máy nhà nước, luật pháp, nông nghiệp lúa nước.
Lời giải chi tiết:
Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII:
+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc Pa-gan đã phát triển và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.
+ Trên bán đảo Đông Dương, ngoài Đại Việt và Chăm-pa, Vương quốc Campuchia của người Khơ-me trở nên cường thịnh.
- Vào thế kỉ XIII, quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các tộc người để chiến đấu chống ngoại xâm đã dẫn đến sự hình thành các quốc gia phong kiến thống nhất.
+ Người Thái lập ra các vương quốc Su-khô-thay và A-út-thay-a. Sau đó A-út-thay-a chinh phục Su-khô-thay thành lập quốc gia thống nhất (Thái Lan ngày nay).
+ Vương quốc Lan Xang được thành lập (Lào ngày nay).
? mục 1 Câu 2
2. Từ tư liệu trên, em có nhận xét gì về hoạt động kinh tế của Vương quốc Ma-lắc-ca.
Phương pháp giải:
B1: Đọc tư liệu mục 1 trang 37 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Thế kỉ XV, Ma-lắc-ca, mua rất dễ, hàng hóa, hoạt động thương mại, eo biển.
Lời giải chi tiết:
Qua đoạn tư liệu, ta thấy hoạt động kinh tế của Vương quốc Ma-lắc-ca là:
- Thế kỉ XV, Ma-lắc-ca ó vị trí chiến lược trong tuyến đường thương mại quốc tế đặc biệt là thương mại trên biển. Nằm giữa In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Ma-lắc-ca chỗ dừng chân cho các thuyền buôn nước ngoài trên tuyến đường thương mại bằng đường biển quốc tế => thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa.
- Nơi đây là nơi chiếm 1/4 lượng giao thông hàng hải thế giới hàng năm. Nhiều nền kinh tế lớn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động thương mại thông qua eo biển này.
? mục 2 Câu 1
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí 7
1. Hãy nêu thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia ở Đông Nam Á và rút ra nhận xét.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 2 trang 37, 38 SGK
B2: Các từ khóa cần chú ý: Tín ngưỡng – tôn giáo, Phật giáo tiểu thừa, trung tâm văn hóa, Hồi giáo, thế kỉ XII – XIII, các tiểu quốc Hồi giáo, chữ viết – văn học, chữ Thái, chữ Nôm, kiến trúc, điêu khắc, đền, chùa, tháp, tạc tượng.
Lời giải chi tiết:
Các thành tựu văn hóa tiêu biểu ở các quốc gia Đông Nam Á:
- Tín ngưỡng – tôn giáo:
+ Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á như ở Lan Xang, Cam-pu-chia, các vương quốc của người Thái, người Miến Điện.
+ Nhiều ngôi chùa được xây dựng bên cạnh việc thờ phụng mà còn trở thành những trung tâm văn hóa thời bấy giờ.
+ Hồi giáo cũng được du nhập vào Đông Nam Á vào thế kỉ XII – XIII.
- Chữ viết – văn học:
+ Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái được hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn.
+ Chữ Lào ra đời khoảng thế kỉ XIV.
+ Trên cơ sở cải tiến chữ Hán (Trung Quốc), người Việt đã tạo ra chữ Nôm.
+ Bên cạnh văn học dân gian, dòng văn học viết xuất hiện và phát triển nhanh với nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Sách của các ông vua” của In-đô-nê-xi-a, “Truyện sử Mã Lai” của Ma-lai-xi-a,…
- Kiến trúc, điêu khắc:
+ Nhiều công trình kiến trúc như đền, chùa, tháp,… được xây dựng: khu đền Ăng-co (Cam-pu-chia), chùa Vàng (Mi-an-ma), chùa Vàng (Thái Lan),…
+ Nghệ thuật điêu khắc và tạc tượng thần, Phật, phù điêu,… thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và sự sáng tạo của các nghệ nhân Đông Nam Á.
Nhận xét:
+ Các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa.
+ Các nước này đều có những nét tương đồng nhất định về văn hóa.
? mục 2 Câu 2
2. Nhiều quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 2-b trang 37, 38 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: chữ viết – văn học, chữ Thái, chữ Nôm.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của việc sáng tạo chữ viết riêng của các quốc gia Đông Nam Á
- Đánh dấu một bước tiến trong sự phát triển của nhân loại, là trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh.
- Việc cho ra đời chữ viết thì việc ghi chép lại lịch sử được tiến hành dễ dàng hơn, từ đó thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử thế giới cổ đại.
- Muốn thoát ly khỏi sự lệ thuộc về văn hóa đối với bên ngoài.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí
Hãy thể hiện trên trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
Phương pháp giải:
B1: Quan sát hình 2 trang 36 SGK, từ bản đồ thấy được tên các quốc gia, vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của các nước trong khu vực Đông Nam Á thời phong kiến.
B2: Đọc mục 1 trang 35, 36, 37 SGK.
B3: Các từ khóa cần chú ý: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, từ nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, giai đoạn phát triển, thời kì suy yếu XVIII, giữa thế kỉ XIX.
Lời giải chi tiết:
Các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí
Tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của các nước Đông Nam Á thời kì này mà em ấn tượng nhất và viết bài (hoặc làm bài thiết kế đồ họa – infographic) giới thiệu về thành tựu đó.
Phương pháp giải:
B1: Tìm kiếm thông qua sách báo, internet.
B2: Các từ khóa tìm kiếm cần chú ý: “Chùa Vàng”, “Một số kiến trúc độc đáo của Đông Nam Á”, “Những giá trị văn hóa phi vật thể ở Đông Nam Á”,...
Lời giải chi tiết:
Em giới thiệu về chùa Vàng- Myanmar:
Chương VI. Từ
Bài 8
Chương 8: Làm quen với biến cố và xác suất
SBT VĂN TẬP 1 - CÁNH DIỀU
Test Yourself 1
SBT Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 7
SBT Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7