Câu 1 1.1
Tốc độ gia tăng dân số thế giới trong thế kỉ XXI
A. rất nhanh.
B. nhanh.
C. có xu hướng giảm.
D. không tăng, không giảm.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Quy mô dân số) và quan sát bảng 19 để lấy dẫn chứng số liệu về dân số.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới:
- Từ khoảng giữa thế kỉ XX, số dân thế giới tăng rất nhanh (Bùng nổ dân số). Những năm gần đây tăng chậm lại.
- Năm 2020, dân số thế giới đạt khoảng 7,8 tỉ người (các nước đang phát triển chiếm phần lớn dân số: 83,3%, các nước phát triển chỉ chiếm 16,7% dân số thế giới).
=> Chọn đáp án C.
Câu 1 1.2
Hiện tượng bùng nổ dân số diễn ra
A. chủ yếu ở các nước đang phát triển.
B. chủ yếu ở các nước phát triển.
C. chủ yếu ở các nước châu Phi.
D. ở tất cả các nước.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Quy mô dân số) và quan sát bảng 19 để lấy dẫn chứng số liệu về dân số.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào bảng số liệu có thể thấy dân số tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển và các nước này có tốc độ tăng rất nhanh (từ năm 1950 – 2000 tăng gần 3 lần)
=> Chọn đáp án A
Câu 1 1.3
Tỉ lệ tăng tự nhiên dân số là
A. sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
B. tổng của tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
C. sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.
D. tương quan giữa số người sinh ra trong năm với số dân trung bình của năm đó.
Phương pháp giải:
Đọc lại khái niệm của tỉ lệ tăng tự nhiên dân số
Lời giải chi tiết:
Gia tăng dân số tự nhiên là mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
=> Công thức: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) = (Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô)/10.
Chú ý: tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô đều có đơn vị là ‰, nên muốn tính được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (đơn vị: %) phải chia cho 10.
⇨ Chọn đáp án A
Câu 1 1.4
Gia tăng dân số thực tế là
A. Tổng giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học, đơn vị tính là %.
B. Hiệu giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học, đơn vị tính là %.
C. tổng của tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính là %.
D. tổng của tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư, đơn vị tính là %.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục c (Gia tăng dân số thực tế) trang 56 SGK
Lời giải chi tiết:
Tỉ lệ gia tăng dân số thực tế là tổng số giữa tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ gia tăng dân số cơ học (đơn vị: %).
=> Công thức: Tỉ lệ gia tăng dân số thực tế (%) = Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên + Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học
=> chọn đáp án A
Câu 1 1.5
Động lực phát triển dân số là
A. tỉ suất sinh thô.
B. tỉ suất nhập cư.
C. tỉ suất tăng tự nhiên dân số.
D. tỉ suất tăng dân số cơ học.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về gia tăng dân số thực tế
Lời giải chi tiết:
Tỉ lệ gia tăng dân số thực tế là tổng số giữa tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ gia tăng dân số cơ học (đơn vị: %). Đây là thước đo phản ánh đầy đủ về sự gia tăng dân số. Tuy nhiên, giữa 2 bộ phận tạo nên gia tăng dân số thực tế thì gia tăng dân số tự nhiên vẫn là động lực phát triển dân số
=> Chọn đáp án C.
Câu 1 1.6
Nhân tố nào làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới giảm?
A. chiến tranh gia tăng ở nhiều nước.
B. thiên tai ngày càng nhiều.
C. phong tục tập quán lạc hậu.
D. tiến bộ về mặt y tế và khoa học – kĩ thuật.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến gia tăng dân số và liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Nhờ sự phát triển về y tế và khoa học – kĩ thuật đã giúp đẩy lùi nhiều dịch bệnh trên thế giới, kéo dài tuổi thọ con người và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe con người
=> Chọn đáp án D.
Câu 1 1.7
Già hóa dân số là nguyên nhân làm cho
A. tỉ suất sinh thô ngày càng tăng.
B. tỉ suất tử thô ngày càng tăng.
C. tuổi thọ trung bình ngày càng giảm.
D. di cư trên thế giới ngày càng tăng.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về cơ cấu dân số theo tuổi và liên hệ kiến thức thực tế
Lời giải chi tiết:
Già hóa dân số cho thấy số người già trong dân số chiếm tỉ trọng ngày càng cao trên 14% vì vậy điều này dẫn đến tỉ suất tử thô có xu hướng tăng
=> Chọn đáp án B.
Câu 1 1.8
Dân số thế giới tăng hay giảm là do
A. sinh đẻ và tử vong.
B. số trẻ tử vong hằng năm.
C. số người nhập cư.
D. số người xuất cư.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về động lực phát triển dân số thế giới
Lời giải chi tiết:
Giữa 2 bộ phận tạo nên gia tăng dân số thực tế thì gia tăng dân số tự nhiên vẫn là động lực phát triển dân số. Gia tăng tự nhiên dân số là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
=> Chọn đáp án A.
Câu 1 1.9
Cơ cấu dân số thể hiện được tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia là cơ cấu dân số theo
A. lao động.
B. giới tính.
C. độ tuổi.
D. trình độ văn hóa.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về ý nghĩa của cơ cấu dân số theo lao động, theo giới tính, theo độ tuổi và theo trình độ văn hóa
Lời giải chi tiết:
- Cơ cấu dân số theo giới tính tác động tới phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,…
- Cơ cấu dân số theo tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của một khu vực, một quốc gia.
- Cơ cấu dân số theo lao động là sự biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội.
=> Chọn đáp án C.
Câu 2
Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn, liên hệ kiến thức về gia tăng dân số cơ học để điền các cụm thích hợp cho trước từ vào chỗ chấm.
Lời giải chi tiết:
(1) chênh lệch
(2) tỉ suất xuất cư
(3) lớn hơn
(4) nhỏ hơn
(5) không ảnh hưởng
Câu 3
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai.
a, Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ lao động và trình độ học vấn của dân cư.
b, Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của một khu vực, một quốc gia.
c, Cơ cấu dân số theo lao động là sự biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội.
d, Ở các nước thu nhập cao, lao động tập trung chủ yếu ở khu vực công nghiệp và xây dựng.
Phương pháp giải:
- Đọc các câu a, b, c, d.
- Dựa vào kiến thức đã học về cơ cấu dân số xã hội để nhận xét câu nào đúng, câu nào sai và sửa lại câu sao cho đúng.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: b, c: Đúng; a, d: Sai
- Sửa
a. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và trình độ học vấn của dân cư.
d. Ở các nước thu nhập cao, lao động tập trung chủ yếu ở khu vực dịch vụ.
Câu 4
Cho biểu đồ sau:
- Nhận xét sự thay đổi tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô của thế giới và các khu vực giai đoạn 2015 – 2020 so với giai đoạn 1950 – 1955.
- Giải thích nguyên nhân và tác động của sự thay đổi đó đối với sự phát triển dân số của thế giới và các khu vực.
Phương pháp giải:
Quan sát biểu đồ để nhận xét, dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô và tử thô để giải thích nguyên nhân
Lời giải chi tiết:
+ Nhận xét: Tỉ suất sinh thô, tử thô của thế giới, các nước phát triển và các nước đang phát triển giai đoạn 2015 – 2020 đều giảm so với giai đoạn 1950 – 1955.
Nguyên nhân:
+ Tỉ suất sinh giảm do việc thực hiện có hiệu quả các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của các quốc gia trên thế giới, sự thay đổi trong quan điểm sinh đẻ của bộ phận lớn dân cư.
+ Tỉ suất tử giảm do chiến tranh được đẩy lùi, sự phát triển của y tế và các tiến bộ KH – kinh tế giúp nâng cao sức khỏe và tuổi thọ con người, chất lượng cuộc sống của nhân dân cũng ngày càng cao,…
+ Sự thay đổi đó đã làm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhanh, tốc độ tăng dân số thế giới có xu hướng chậm lại.
Câu 5
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai.
a, Điều kiện tự nhiên và môi trường sống thuận lợi góp phần tăng mức xuất cư và ngược lại
b, Thiên tai và dịch bệnh làm tăng mức tử vong, mức xuất cư.
c, Nhìn chung trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao làm tăng mức sinh, mức xuất cư và ngược lại.
d, Tập quán, tâm lí xã hội, cơ cấu tuổi và giới tính tác động đến mức sinh, mức tử vong
Phương pháp giải:
- Đọc các câu a, b, c, d.
- Dựa vào kiến thức đã học về các nhân tố tác động đến gia tăng dân số để nhận xét câu nào đúng, câu nào sai và sửa lại câu sai cho đúng.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: Đúng (b, d), Sai (a, c)
- Sửa
a, Điều kiện tự nhiên và môi trường sống thuận lợi góp phần tăng mức nhập cư và ngược lại
c. Nhìn chung trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao làm giảm mức sinh, mức xuất cư và ngược lại.
Câu 6
Năm 2020, dân số trung bình của thành phố A là 7 520 700 người. Trong năm này, số trẻ em được sinh ra là 110 554 người, số người chết là 45 876 người, số người nhập cư đến là 35 347 người, người xuất cư đi là 19 554 người. Hãy tính tỉ suất gia tăng tự nhiên dân số, tỉ suất tăng dân số cơ học và tỉ suất tăng dân số thực tế của thành phố A năm 2020.
Phương pháp giải:
Xem lại công thức tính tỉ suất gia tăng tự nhiên dân số, tỉ suất tăng dân số cơ học và tỉ suất tăng dân số thực tế .
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) = (Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô)/10.
Chú ý: tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô đều có đơn vị là ‰, nên muốn tính được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (đơn vị: %) phải chia cho 10.
- Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học (%) = (Tỉ suất nhập cư – Tỉ suất xuất cư)/10.
Chú ý: tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư đều có đơn vị là ‰, nên muốn tính được tỉ lệ gia tăng dân số cơ học (đơn vị: %) phải chia cho 10.
Tỉ lệ gia tăng dân số thực tế (%) = Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên + Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học
Lời giải chi tiết:
- Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:
+ Tỉ suất sinh thô: (110 554/7 520 700 ) x 1000 = 14,7 ‰
+ Tỉ suất tử thô: (45 876/7 520 700 ) x 1000 = 6,1 ‰
=> tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên = (tỉ suất sinh thô – tỉ suất tử thô)/10 = (14,7 – 6,1)/10 = 0,86%
- Tính lệ gia tăng dân số cơ học:
+ Tỉ suất nhập cư: (35 347 /7 520 700 ) x 1000 = 4,7 ‰
+ Tỉ suất xuất cư: (19 554 /7 520 700 ) x 1000 = 2,6 ‰
=> tỉ lệ gia tăng dân số cơ học = (tỉ suất nhập cư– tỉ suất xuất cư)/10 = (4,7 – 2,6)/10 = 0,21%
- Tỉ lệ gia tăng dân số thực tế (%) = Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên + Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học = 0,86 + 0,21 = 1,07 %
Câu 7
Tại sao nói động lực gia tăng dân số thế giới là gia tăng dân số tự nhiên?
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng cơ học và bộ phận cấu thành các chỉ số trên.
Lời giải chi tiết:
Gia tăng dân số là do gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng dân số thực tế là gia tăng dân số tự nhiên, đó là chênh lệch số người sinh ra và số người mất đi trên toàn thế giới. Gia tăng dân số cơ học chỉ làm thay đổi dân số của một quốc gia, khu vực nhất định do sự di chuyển dân số theo lãnh thổ mà không ảnh hưởng đến tổng số dân toàn thế giới. Trong phạm vi từng châu lục, quốc gia,.. gia tăng dân số do cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học tạo thành.
Câu 8
Ghép ô ở giữa với ô bên trái và bên phải sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học
Lời giải chi tiết:
1 – A – b; 2 – B – a
Câu 9
Ghép ô ở giữa với ô bên trái và bên phải sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về tháp dân số mục
Lời giải chi tiết:
1 – A – b; 2 – C – c; 3 – B – a
Câu 10
Cho bảng số liệu
- Hãy tính tỉ lệ dân số thế giới theo từng độ tuổi năm 1950, năm 2000 và năm 2050.
- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của thế giới năm 1950, năm 2000 và năm 2050.
- Nhận xét về sự biến đổi cơ cấu dân số thế giới theo tuổi giai đoạn 1950 – 2050.
Phương pháp giải:
- Cách tính: lấy (dân số bộ phận/ tổng số dân) x 100
- Vẽ biểu đồ cơ cấu 3 năm: biểu đồ tròn.
- Dựa vào biểu đồ và số liệu để nhận xét sự biến đổi cơ cấu dân số
Lời giải chi tiết:
Bảng số liệu thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi của thế giới qua các năm
Đơn vị: %
Năm Nhóm tuổi | 1950 | 2000 | 2050 |
0 - 14 tuổi | 34,2 | 30,1 | 21,1 |
15 – 65 tuổi | 60,7 | 63,0 | 63,0 |
65 trở lên | 5,1 | 6,9 | 15,9 |
Tổng cộng | 100,0 | 100,0 | 100,0
|
Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi của thế giới qua các năm 1950 - 2050
- Nhận xét: Cơ cấu dân số theo tuổi của thế giới có sự biến đổi rõ rệt theo xu hướng giảm tỉ trọng nhóm tuổi 0 – 14 tuổi, tăng tỉ trọng nhóm tuổi 15 – 64 tuổi và 65 trở lên. Dân số thế giới đang già hóa.
Câu 11
Cho bảng số liệu sau:
- Nhận xét cơ cấu dân số theo tuổi của các châu lục năm 2020. Các châu lục thuộc loại dân số nào?
- Dân số trẻ, dân số già, dân số vàng tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Phương pháp giải:
- Đọc bảng số liệu và dựa vào mục “em có biết?” trang 58 SGK để nhận xét và xác định loại dân số của các châu lục.
- Dựa vào đặc điểm của các loại cơ cấu dân số, liên hệ kiến thức bản thân và tham khảo internet để phân tích tác động của các loại dân số.
Lời giải chi tiết:
- Châu phi: cơ cấu dân số có nhóm tuổi 0 -14 chiếm tỉ trọng rất cao 40%, cho thấy số trẻ em trong dân số lớn, tỉ lệ sinh rất cao. Tỉ trọng dân số trong nhóm tuổi 15 – 64 chỉ chiếm hơn 50 % dân số, tỉ lệ người già trong dân số thấp => Cơ cấu dân số trẻ.
- Châu Á: cơ cấu dân số có nhóm tuổi từ 15 – 64 chiếm tỉ trọng hơn 2/3 cho thấy lực lượng lao động dồi dào, nhóm tuổi 0 -14 không quá lớn với 23,5 % , tỉ lệ người già nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 8,8% => Cơ cấu dân số vàng.
- Châu Âu: cơ cấu dân số có nhóm tuổi 0 – 14 chiếm tỉ trọng thấp dưới 20%, nhóm tuổi từ 65 trở lên chiếm tỉ trọng cao 19%, cho thấy tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tử khá cao do tỉ lệ người già trong dân số lớn, tuổi thọ trung bình của dân số cao => Cơ cấu dân số già
Tác động
- Nước có cơ cấu dân số trẻ: thường là các nước có nền kinh tế kém phát triển, còn nhiều tập tục lạc hậu, dịch vụ xã hội kém phát triển. Vấn đề đặt ra: gánh nặng phụ thuộc trẻ em, vấn đề giáo dục, y tế, trong khi nguồn lực rất hạn chế.
- Nước có cơ cấu dân số vàng: cơ cấu dân số thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế-xã hội, có tiến bộ về kinh tế, dịch vụ xã hội, nhất là giáo dục, y tế. Vấn đề đặt ra: tận dụng cơ hội để phát triển nguồn nhân lực, tạo thế cạnh tranh tốt trong nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh phát triển giáo dục (đào tạo nghề), chuẩn bị các điều kiện khi dân số bị già hóa.
- Nước có cơ cấu dân số già: tỷ lệ sinh thấp→ tỷ lệ dân số giảm, thiếu hụt lực lượng lao động trọng tương lai, gánh nặng phúc lợi cho người già lớn (y tế, lương hưu,…)
Câu 12
Tại sao người ta lại di cư từ địa phương này sang địa phương khác, thậm chí từ nước này đến nước khác? Di cư tác động đến kinh tế, xã hội, môi trường như thế nào?
Phương pháp giải:
- Tác nhân thúc đẩy di cư liên quan đến “lực đẩy” của địa phương nội tại và “lực hút” từ địa phương di cư đến.
- Tác động xét về tích cực và tiêu cực.
Lời giải chi tiết:
- Di cư có nhiều nguyên nhân
+ Lực đẩy ở nơi đi như điều kiện tự nhiên khó khăn (tự nhiên khắc nghiệt), mức sống thấp, kinh tế kém phát triển, khả năng tạo việc làm thấp, chênh lệch thu nhập so với nơi khác, bất ổn chính trị, môi trường sống không an toàn,…
+ Lực hút từ nơi đến: điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, tự nhiên phong phú; dễ tìm việc làm; kinh tế phát triển tạo thu nhập cao, có cơ hội cải thiện cuộc sống; môi trường sống thuận lợi, an ninh chính trị ổn định.
- Tác động
+ Tích cực: cung cấp lực lượng lao động dồi dào cho nơi dân di cư đến; tăng quy mô thị trường tiêu thụ và đa dạng -> thúc đẩy sản xuất phát triển để đáp ứng nhu cầu -> thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Tiêu cực: thiếu hụt lao động ở nơi đi, các luồng di cư ồ ạt nhất là từ nông thôn ra thành thị có thể gây sức ép lên cơ sở hạ tầng (thiếu nhà ở, tắc đường, thiếu điện nước) -> nguy cơ hình thành các khu ở chuột; gây nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.
Câu 13
Vì sao có sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở các nước phương Đông như Việt Nam? Tình trạng này để lại hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội trong tương lai?
Phương pháp giải:
Dựa các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh, chú ý đến phong tục tập quán và liên hệ kiến thức bản thân để phân tích hậu quả.
Lời giải chi tiết:
- Sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở các nước Phương Đông trong đó có Việt Nam là do phong tục tập quán và quan điểm xã hội đã tồn tại lâu đời, nhất là tư tưởng “ trọng nam khinh nữ”, thích đông con, thích con trai.
- Tình trạng này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng giới tính trong dân số, nam nhiều hơn nữ từ đó tác động tới phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,…Mất trật tự xã hội do thiếu hụt đối tượng kết hôn.
Phần 3. Sinh học vi sinh vật và virus
Toán 10 tập 1 - Cánh diều
Chương 7: Một số quy luật của vỏ địa lí
Chủ đề 8. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chủ đề 4. Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử