Phần A Bài tập 1
Trả lời câu hỏi phần A, Bài tập 1 trang 8 SBT Lịch sử 7
Bài tập 1. Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng
1. Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?
A. Đường bộ.
B. Đường biển.
C. Đường hàng không.
D. Đường sông.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 15 SGK Lịch sử & Địa lí 7, kết hợp quan sát lược đồ một số cuộc phát kiến địa lí lớn trang 14 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển.
=> Chọn B
1.2. Những quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI?
A. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
B. Hy Lạp, I-ta-li-a.
C. Anh, Hà Lan.
D. Tây Ban Nha, Anh.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 15 SGK Lịch sử & Địa lí 7
Lời giải chi tiết:
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển.
=> Chọn A
1.3. Người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ là
A. B.Đi-a-xơ.
B. C.Cô-lôm-bô.
C. V.Ga-ma.
D. Ph.Ma-gien-lan.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 15 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Năm 1492, C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về phía tây, vượt qua Đại Tây Dương và đã tìm ra vùng đất mới – châu Mỹ.
=> Chọn B
1.4. Hướng đi của C.Cô-lôm-bô có điểm gì khác so với các nhà phát kiến địa lí khác?
A. Đi sang hướng đông.
B. Đi về phía tây.
C. Đi xuống hướng nam.
D. Ngược lên hướng Bắc.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 15 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Năm 1492, C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về phía tây, vượt qua Đại Tây Dương và đã tìm ra vùng đất mới – châu Mỹ.
Đọc toàn bộ nội dung các cuộc phát kiến địa lí ta có thể thấy: Các nhà thám hiểm như Đi-a-xơ, Ga-ma; Ma-gien-lăng đều có xu hướng đi về phía Đông và Nam. Trong khi đó, C.Cô-lôm-bô là người đầu tiên đi về phía tây.
=> Chọn B
1.5. Người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển là
A. B.Đi-a-xơ.
B. C.Cô-lôm-bô.
C. V.Ga-ma.
D. Ph.Ma-gien-lan.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 15 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Năm 1519, Ph.Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ Tây Ban Nha, đi về phía tây, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới 1522.
=> Chọn D
1.6. Nội dung nào không phải là hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thời trung đại?
A. Tạo ra cuộc cách mạng về giao thông và tri thức.
B. Làm cho thị trường thế giới được mở rộng.
C. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.
D. Dẫn đến sự ra đời các thành thị trung đại.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 1 phần b trang 16 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thời trung đại là:
Tích cực:
Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
Đem lại cho châu Âu khối lượng vàng và nguyên liệu lớn, thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp phát triển.
Tiêu cực:
Làm nảy sinh quá trình buôn bán nô lệ, xâm chiếm, cướp đoạt ruộng đất, thuộc địa
=> Chọn D
1.7. Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở Châu Âu?
A. Tăng lữ, quý tộc..
B. Nông dân, quý tộc.
C. Thương nhân, quý tộc
D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 phần a trang 16 SGK Lịch sử & Địa lí 7
Lời giải chi tiết:
Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới quý tộc và thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và châu Mĩ đem về châu Âu. Ở trương nước, họ dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn để cướp đoạt ruộng đất của người nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công…
=> Chọn C
1.8. Những thành phần nào hình thành nên giai cấp tư sản trong xã hội Tây Âu?
A. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn lớn.
B. Chủ công trường thủ công, nông dân mất ruộng đất, nhà buôn lớn.
C. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn phá sản.
D. Chủ đồn điền, nhà buôn lớn, các thợ thủ công học việc.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 phần b trang 17 SGK Lịch sử & Địa lí 7
Lời giải chi tiết:
Vốn là những người thợ cả đứng đầu phường hội, những thương nhân hoặc thị dân giàu có,… trở thành chủ công trường thủ công, chủ đồn điền hoặc nhà buôn lớn,…
=> Chọn A
Phần A Bài tập 2
Trả lời câu hỏi phần A, bài tập 2 trang 9 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng cho câu hỏi sau.
Những biện pháp nào để giai cấp tư sản Tây Âu tích luỹ vốn và nhân công sau phát kiến địa lí?
1. Mở rộng quy mô các xưởng sản xuất, các đồn điền và các công ti thương mại.
2. Cho nô lệ vay lãi nặng
3. Buôn bán nô lệ.
4. “Rào đất cướp ruộng”.
5. Tăng thuế.
6. Phát hành thêm nhiều tiền.
7. Vay tiền của nhà vua để mở rộng kinh doanh.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 phần a trang 16-17 SGK Lịch sử & Địa lí 7
Lời giải chi tiết
Giới tư sản Tây Âu họ cướp bóc của cải, tài nguyên từ châu Á, châu Phi và châu Mĩ đem về châu Âu. Ở trong nước, họ dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn để tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liêu sản xuất của thợ thủ công.
Hàng triệu người da đen ở châu Phi bị bắt để bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ làm nhân công; phong trào “Rào đất cướp ruộng” đã khiến người nông dân không có ruộng đất buộc phải đi làm thuê cho chủ đồn điền, các công xưởng
Họ ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điền quy mô lớn và các công ty thương mại.
=> Chọn: 1-3-4-5
Phần A Bài tập 3
Trả lời câu hỏi phần A, bài tập 3 trang 9 SGk Lịch sử & Địa lí 7.
Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp với hành trình của các cuộc phát kiến địa lí.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 15 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
B.Đi-a-xơ: Năm 1487 đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi – mũi Hảo Vọng.
C.Cô-lôm-bô: Năm 1492, ông đã cùng đoàn thuỷ thủ từ Tây Ban Nha đi từ phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương và đã tìm ra vùng đất mới – châu Mĩ.
V.Ga-ma: Năm 1497, đoàn thám hiểm của ông rời cảng Li Xbon, cũng vòng qua điểm cực Nam châu Phi và cập bến Ca-li-cut ở phía tây nam Ấn Độ.
Ph.Ma-gien-lăng: Bắt đầu từ năm 1519, ông và đoàn thám hiểm của mình từ Tây Ban Nha đi về phía tây và hoàn thành chuyến vòng quanh thế giới, chứng minh về thực tiễn trái đất có dạng hình cầu.
=> Nối
Phần B Bài tập 1
Trả lời câu hỏi phần B, Bài tập 1 trang 10 SBT Lịch sử 7
Hãy điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ (…) trong các câu sau.
Các cuộc phát kiến địa lí đã diễn ra vào cuối thế kỉ (1)… - đầu thế kỉ (2)…, trong đó (3)… và (4) … là những nước đi tiên phong.
Những nhà phát kiến đã tìm ra những (5)…, (6) … hàng hải mới.
Phát kiến địa lí đã đem về (7)… khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu.
Tuy nhiên, phát kiến địa lí cũng gây ra những tác động (8)… như làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen.
Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới (9)… và (10)… châu Âu đẩy mạnh việc cướp bọc và buôn bán nhằm tích lũy vốn và nhân công.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung SGK lịch sử & Địa lí từ trang 15 đến trang 17
Lời giải chi tiết:
Các cuộc phát kiến địa lí đã diễn ra vào cuối thế kỉ (1) XV - đầu thế kỉ (2) XVI, trong đó (3) Bồ Đào Nha và (4) Tây Ban Nha là những nước đi tiên phong.
Những nhà phát kiến đã tìm ra những (5) vùng đất mới, (6) con đường hàng hải mới.
Phát kiến địa lí đã đem về (7) cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu.
Tuy nhiên, phát kiến địa lí cũng gây ra những tác động (8) tiêu cực như làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen.
Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới (9) thương nhân và (10) quý tộc châu Âu đẩy mạnh việc cướp bọc và buôn bán nhằm tích lũy vốn và nhân công.
Phần B Bài tập 2
Trả lời câu hỏi phần B, bài tập 2 trang 10 SBT Lịch sử 7
Đọc đoạn tư liệu sau và khai thác thông tin trong SGK, em hãy cho biết vì sao các cuộc phát kiến địa lí có ý nghĩa thúc đẩy nhanh quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản?
“Việc tìm thấy những vùng có mỏ vàng và mỏ bạc ở châu Mỹ, việc tuyệt diệt những người bản xứ, bắt họ làm nô lệ và chôn vùi họ trong các hầm mỏ; việc bắt đầu đi chinh phục và cướp bóc miền Đông Ấn; việc biến châu Phi thành khu cấm để săn bắt, buôn bán người da đen – đó là buổi bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ nghĩa”.
(Theo C.Mác, Tư bản, Quyển thứ nhất, tập III, NXB Sự thật, 1975, tr330)
Phương Pháp giải:
Dựa vào đoạn tư liệu và kết hợp với nội dung mục 2 SGK Lịch sử & Địa lí 7 trang 16 đến 17
Lời giải chi tiết:
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới quý tộc và thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên thiên nhiên từ thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mĩ đem về châu Âu.
- Hàng triệu người da đen ở châu Phi bị bắt để bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu làm nhân công.
- Ở trong nước, quý tộc đuổi nông dân ra khỏi đồng ruộng khiến họ phải trở thành những người làm thuê.
=> Tư sản Tây Âu đã tích lũy được nguồn vốn và tập hợp được đội ngũ nhân công làm thuê đông đảo. Quan hệ giữa chủ công trường thủ công với những người làm thuê là quan hệ chủ - thợ từ đây dẫn đến hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành trong lòng xã hội phong kiến.
Từ những điều trên có thể thấy, các cuộc phát kiến địa lí có ý nghĩa thúc đẩy nhanh quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Phần B Bài tập 3
Trả lời câu hỏi phần B, bài tập 3 trang 10 SBT Lịch sử 7.
Vì sao phong trào “rào đất cướp ruộng” diễn ra điển hình nhất ở nước Anh?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 SGK Lịch sử 7 trang 16 -17, kết hợp các nguồn tài liệu tham khảo (Lịch sử thế giới trung đại)
Lời giải chi tiết:
Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, do thương nghiệp và sản xuất len dạ ở Anh phát triển nhanh chóng, nhu cầu về lông cừu lớn, giá cả tăng vọt.
Thấy được lợi nhuận, các lãnh chúa phong kiến Anh chiếm đoạt đất đai của công xã, đuổi tá điền ra khỏi ruộng đất của họ để lập các đồng cỏ chăn cừu khiến hàng vạn gia đình nông dân mất ruộng trở thành những người không nhà không cửa, không tài sản, phiêu bạt khắp nơi.
Phần B Bài tập 4
Trả lời câu hỏi phần B, bài tập 4 trang 10 SBT Lịch sử 7.
Vì sao nhà xã hội học người Anh Tô-mát-Mo-rơ đã gọi hiện tượng “rào đất cướp ruộng” ở Anh vào thế kỉ XVI là hiện tượng “cừu ăn thịt người”?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục Em có biết, mục 2 phần a SGK Lịch sử & Địa lí 7 trang 16
Lời giải chi tiết:
Nhà xã hội học người Anh Tô-mát-Mo-rơ đã gọi hiện tượng “rào đất cướp ruộng” ở Anh vào thế kỉ XVI là hiện tượng “cừu ăn thịt người”. Bởi: Giới quý tộc, điển hình nhất ở Anh, đã trấn áp, cướp đoạt ruộng đất của nông nô, rào lại thành đồng có nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho ngành sản xuất len dạ. Hàng vạn gia đình nông nô mất đất phải đi lang thang.
SBT VĂN TẬP 1 - CÁNH DIỀU
Soạn Văn 7 Cánh diều tập 1 - chi tiết
Chương 6: Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ
Unit 8. Festivals around the World
Đề khảo sát chất lượng đầu năm
SBT Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7