Phần A Bài tập 1
Trả lời câu hỏi phần A, bài tập 1 trang 28 SBT Lịch sử
Hãy xác định phương án đúng
1.1. Vương quốc Cam-pu-chia được hình thành từ
A. thế kỉ V.
B. thế kỉ VI.
C. thế kỉ IX.
D. thế kỉ XIII.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 1 trang 42 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Từ thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me hình thành với tên gọi là Chân Lạp (sau đó gọi là Cam-pu-chia).
=> Chọn B
1.2. Thời kì phát triển nhất của Vương quốc Cam-pu-chia là
A. thời kì kinh đô Cam-pu-chia đóng ở Ăng-co (802-1432).
B. thời kì trị vì của vua Giay-a-vác-nam II.
C. thế kỉ XIII.
D. từ khi kinh đô chuyển về phía nam Biển Hồ.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 1 trang 42 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Năm 802, vua Giay-a-vác-man II thống nhất lãnh thổ, đổi tên nước là Cam-pu-chia mở ra thời kì Ăng-go _ thời kì phát triển rực rỡ nhất của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV.
=> Chọn A
1.3. Ý nào không phản ánh đúng sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co?
A. Vương triều tăng cường củng cố quyền lực.
B. Nhà vua quan tâm đến đời sống nhân dân, thực hiện nhiều hoạt động công ích như lập cơ sở khám, chữa bệnh; mở đường giao thông;…
C. Nhiều hồ, kênh, mương được xây dựng tạo cơ sở cho nông nghiệp phát triển.
D. Người Khơ-me đã giành chiến thắng trước sự tấn công của người Thái vào thế kỉ XV.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 trang 42-43 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Thời Ăng-co, đất nước thống nhất, ổn định. Các nhà vua của vương triều ra sức củng cố quyền lực, đồng thời quan tâm đến đời sống nhân dân, thực hiện nhiều hoạt động công ích như: mở rộng đường giao thông, lập nhà nghỉ chân cho lữ khách, lập các cơ sở khám, chữa bệnh trên khắp lãnh thổ.
Kinh tế nông nghiệp phát triển, đào nhiều hồ, kênh mương để trữ và điều phối nước tưới.
=> Chọn D
1.4. Các vị vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã tiến hành nhiều cuộc tấn công ra bên ngoài nhưng không bao gồm lãnh thổ nào?
A. Vùng hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan ngày nay).
B. Vùng trung lưu sông Mê Công (Lào ngày nay).
C. Chăm -pa.
D. Trung Quốc.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 trang 42-43 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Lãnh thổ của vương quốc đã mở rộng sang vùng hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào ngày nay). Đặc biệt, năm 1190, quân Cam-pu-chia tiến đánh và biến Chăm-pa thành một tỉnh của vương quốc này.
=> Chọn D
1.5. Nét nổi bật nhất của văn hoá Lào và văn hoá Cam-pu-chia là
A. đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.
B. đều có hệ thống chữ viết riêng.
C. biết tiếp thu sáng tạo những thành tựu văn hoá từ bên ngoài, kết hợp với nét đặc sắc truyền thống văn hoá bản địa để xây dựng nền văn hoá riêng rất đặc sắc.
D. có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 3 trang 43 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Người Khơ-me có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục cầu mưa,… Thời kì này, bên cạnh Hin-đu giáo thì Phật giáo cũng được đề cao với nhiều công trình kiến thức lớn mang dấu ấn Phật giáo được xây dựng.
Dòng văn học dân gian và văn học viết với các truyện thần thoại, truyện cười, truyện cười,… rất phong phú.
=> Chọn C
phần A Bài tập 2
Trả lời câu hỏi phần A, bài tập 2 trang 29 SBT Lịch sử
Hãy xác định các câu sau đúng hoặc sai về nội dung lịch sử.
A. Người Khơ-me có nhiều tín ngưỡng dân gian: tín ngưỡng phồn thực, tục cầu mưa…
B. Bên cạnh Hin-đu giáo thì Phật giáo cũng được đề cao ở Vương quốc Cam-pu-chia.
C. Chữ viết của người Khơ-me ngày càng hoàn chỉnh.
D. Văn học dân gian, văn học viết của người Khơ-me với các truyện thần thoại, truyện cười, truyện thơ,… rất phong phú.
E. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Lào rất phát triển với các thành tựu nổi bật như: chùa Vàng, Thạt Luổng…
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 3 trang 42 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
- Người Khơ-me có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục cầu mưa,…thời kì này, bên cạnh Hin-đu giáo thì Phật giáo cũng được đề cao với nhiều công trình kiến trúc lớn mang dấu ấn Phật giáo được xây dựng.
- Chữ viết của người Khơ-me ngày càng được hoàn chỉnh hơn. Dòng văn học dân gian và văn học viết với các truyện thần thoại, truyện cười, truyện thơ,… rất phong phú.
=> Chọn: Đúng: A,B,C,D; Sai E
Phần B Bài tập 1
Trả lời câu hỏi phần B, bài tập 1 trang 29 SBT Lịch sử.
Hãy lập và hoàn thành bảng thông tin (theo mẫu dưới đây) về sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co.
Các lĩnh vực | Biểu hiện phát triển |
Về chính trị, xã hội | |
Về kinh tế | |
Về đối ngoại |
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 trang 42 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Các lĩnh vực | Biểu hiện phát triển |
Về chính trị, xã hội | - Ra sức củng cố quyền lực. - Quan tâm đến đời sống nhân dân. |
Về kinh tế | - Đào nhiều hồ, kênh mương để trữ và điều phối nước tưới. -Làm đồ trang sức, chạm khắc trên các bức phù điêu bằng đá của đền, tháp rất khéo léo. |
Về đối ngoại | - Mở rộng quyền lực ra bên ngoài không qua những cuộc tấn công quân sự |
Phần B Bài tập 2
Trả lời câu hỏi phần B, bài tập 2 trang 29 SBT Lịch sử.
Qua bảng thống kê trên, hãy nêu nhận xét về sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 trang 42-43 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Thời kì Ăng-co là thời kì phát triển đỉnh cao của Vương quốc Campuchia trên tất cả các lĩnh vực, trở thành một cường quốc trong khu vực.
Phần B Bài tập 3
Trả lời câu hỏi phần B, bài tập 3 trang 29 SBT Lịch sử.
Em hãy nêu nhận xét của mình về các thành tựu văn hoá tiêu biểu của Vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 3 trang 43 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của văn hoá Ấn Độ, người Cam-pu-chia đã xây dựng một nền văn hoá riêng hết sức độc đáo, nhiều thành tựu tiêu biểu vẫn được bảo tồn và giữ nguyên giá trị đến ngày nay.
Bài 5
Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7
Chủ đề 4. Ứng dụng Tin học
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7
SBT Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7