Đề bài
Trên đường tròn (O ; R) lấy ba điểm A, B, C sao cho dây cung \(AB = R\sqrt 3 \) ,
BC = R, tia BO nằm giữa hai tia BA, BC. Tính số đo của \(\widehat {AOB},\widehat {BOC},\widehat {COA}\) .
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Gọi H là trung điểm của AB, sử dụng hàm số lượng giác sin, tính \(\widehat {AOH}\), từ đó suy ra \(\widehat {AOB}\) .
+) Chứng minh tam giác OBC đều, suy ra \(\widehat {BOC}\).
+) Sử dụng tổng \(\widehat {AOB} + \widehat {BOC} + \widehat {COA} = {360^0}\), tính \(\widehat {COA}\).
Lời giải chi tiết
+) Gọi H là trung điểm của AB \( \Rightarrow OH \bot AB\) (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung).
Ta có \(AH = BH = \dfrac{{AB}}{2} = \dfrac{{R\sqrt 3 }}{2}\).
Xét tam giác vuông OAH có \(\sin \widehat {AOH} = \dfrac{{AH}}{{OA}} = \dfrac{{\dfrac{{R\sqrt 3 }}{2}}}{R} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\) \( \Rightarrow \widehat {AOH} = {60^0}\).
Ta có \(OA = OB = R \Rightarrow \Delta OAB\) cân tại O \( \Rightarrow \) Đường cao OH đồng thời là phân giác
\( \Rightarrow \widehat {AOB} = 2\widehat {AOH} = {2.60^0} = {120^0}\).
+) Xét tam giác OBC có \(OB = OC = BC = R \Rightarrow \Delta OBC\) đều \( \Rightarrow \widehat {BOC} = {60^0}\).
+) Ta có \(\widehat {AOB} + \widehat {BOC} + \widehat {COA} = {360^0} \)
\(\Rightarrow {120^0} + {60^0} + \widehat {COA} = {360^0} \) \(\Rightarrow \widehat {COA} = {180^0}\).
Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Đề thi vào 10 môn Toán Đồng Tháp
Đề thi vào 10 môn Toán Bình Dương
Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Kạn
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Hóa học lớp 9