Câu 1
Trả lời câu hỏi Bài tập 1 SBT Lịch sử 10 trang 11
Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 4 dưới đây.
1. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?
A. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.
B. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dân tộc, nhân loại,…
C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán tương lai.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1 SGK trang 16.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của tri thức lịch sử:
- Hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng của những gì quá khứ để lại => D đúng.
- Lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, nhân loại,…=> B đúng.
- Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về lịch sử chính là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó => C đúng.
=> Chọn A.
2. Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dân sau là gì?
“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.
(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư,
Tập I, Sđd, tr. 101)
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)
A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.
B. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.
C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.
D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.
Phương pháp giải:
Đọc mục 1 SGK trang 16.
Lời giải chi tiết:
- Căn cứ vào nội dung mục 1 – vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử ta thấy ý A sai.
- Người Việt Nam không chỉ cần phải hiểu biết của lịch sử Việt Nam mà còn phải có hiểu biết đầy đủ về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực,…và các lĩnh vực khác nhau có liên quan. => B, D đều đúng nhưng chưa đầy đủ.
=> Chọn C.
3. Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.
B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.
C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.
D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.
Phương pháp giải:
Đọc mục 2-a SGK trang 17.
Lời giải chi tiết:
Sự cần thiết của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời:
- Cần hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai. => B đúng.
- Việc tồn tại những khoảng trống, những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử => C đúng.
- Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị. => D đúng.
=> Chọn A.
4. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?
A. Học trên lớp.
B. Xem phim tư liệu.
C. Tham quan, điền dã.
D. Học trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp giải:
Đọc mục 2-b SGK trang 18.
Lời giải chi tiết:
- Tất cả các môn học đều được đưa vào chương trình giáo dục các cấp với nội dung giảng dạy và hình thức dạy học phù hợp. => A đúng.
- Tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, các di tích, hay đơn giản hơn là đọc sách, truyện xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng”,…cũng là cách để tìm hiểu, học tập lịch sử => B, C đúng.
=> Chọn D.
Bài tập 2
Trả lời câu hỏi Bài tập 2 SBT Lịch sử 10 trang 12
Bài tập 2. Khai thác những hình ảnh, nội dung sau và suy luận về ý nghĩa của từng vấn đề lịch sử được đề cập (theo gợi ý dưới đây)
Phương pháp giải:
Tham khảo suy luận từ gợi ý để thực hiện nhiệm vụ ở các câu sau.
Lời giải chi tiết:
- Hình 2.2: Giúp người đời sau hiểu được giá trị lịch sử ấn chứa bên trong một công trình kiến trúc nổi tiếng thời Pháp thuộc. Thấy được sự áp bức bóc lột dã man, tàn bạo của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, trân trọng những thành quả cách mạng mà người đời trước đã để lại.
- Hình 2.3: Thể hiện giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn Độc lập sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, khẳng định sự đúng đắn sáng suốt của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, tính đúng đắn của lựa chọn con đường cứu nước – cách mạng vô sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là minh chứng cho trí tuệ, tài năng, nhân cách to lớn của Hồ Chí Minh.
- Hình 2.4: Thể hiện tài năng của Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Để lại cho đời sau một công trình lịch sử có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ thời cổ - trung đại.
Bài tập 3
Trả lời câu hỏi Bài tập 3 SBT Lịch sử 10 trang 14
Bài tập 3. Hãy tìm hiểu về truyền thống ngôi trường em đang học tập theo gợi ý sau:
- Trường em được thành lập từ bao giờ?
- Một số truyền thống tốt đẹp của trường em trên các mặt, ví dụ: về phong trào dạy tốt – học tốt, về văn nghệ, thể thao, về phong trào thiện nguyện – kết nối với cộng động,…
- Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em khi biết được những thông tin đó.
Phương pháp giải:
HS có thể tìm kiếm thông tin trên internet, sách và bài báo của trường trong phòng tư liệu, thư viện,..
Gợi ý giải:
Trường THPT Xuân Đỉnh
Trường được thành lập lập theo Quyết định số /QĐ-UB ngày của chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. Ra đời trong công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam, 60 năm qua trường THPT Xuân Đỉnh đã và đang đi trên chặng đường đầy thử thách, khó khăn nhưng cũng có rất nhiều thuận lợi . Nhưng kết quả mà nhà trường đã đạt được đã chứng minh điều đó. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh Thủ Đô. (…)
Thành tích tiêu biểu của Nhà trường:
- Các năm 2010, 2016, trường được nhận Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội.
- Năm 2012, trường được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- Trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2015- 2016; đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiến tiến” các năm học 2016-2017, 2017-2018.
- Năm học 2018 – 2019, trường nhận Cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc phong trào thi đua năm học 2018 - 2019” của UBND Thành phố Hà Nội.(…)
Khi biết được những thông tin trên em vô cùng tự hào về ngôi trường mà mình theo học, và mong muốn đóng góp một phần nhỏ xây dựng và phát triển các phong trào học tập, thi đua của nhà trường (…)
Bài tập 4
Trả lời câu hỏi Bài tập 4 SBT Lịch sử 10 trang 14
Bài tập 4. Hãy chia sẻ những hình thức học tập và tìm hiểu lịch sử mà em đã được trải nghiệm hoặc biết. Hình thức nào giúp em có hứng thú và đạt hiệu quả học tập cao nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
HS liệt kê những hình thức học tập và tìm hiểu lịch sử, có thể dựa vào mục 2-a trang 17 SGK.
Gợi ý giải:
- Những hình thức học tập và tìm hiểu lịch sử mà em được trải nghiệm là: học tập trực tiếp trên lớp, học thông qua xem phim tư liệu, thông qua các chuyến tham quan thực tế có hướng dẫn viên,…
- Đối với em hình thức học tập có hứng thú và có hiệu quả cao nhất đó chính là đọc sách. Việc đọc sách vừa cung cấp cho em thêm các tri thức lịch sử, vừa rèn luyện cho em khả năng đọc nhanh. Thông qua việc đọc sách em còn tiếp cận được các quan điểm khác nhau của các tác giả khi bàn luận về một vấn đề, nhân vật, sự kiện lịch sử,…điều đó giúp em có cái nhìn khái quát, khách quan và đa chiều khi nghiên cứu lịch sử.
Bài tập 5
Trả lời câu hỏi Bài tập 5 SBT Lịch sử 10 trang 14
Bài tập 5. Liên hệ và cho biết một số truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Các truyền thống đó được phát huy như thế nào trong bối cảnh đại dịch Covid – 19?
Phương pháp giải:
HS liên hệ, nêu một số truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lịch sử Việt Nam (yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái,...).
Tham khảo một số trang thông tin để lấy dẫn chứng các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong bối cảnh đại dịch Covid 19.
Gợi ý giải:
- Khi đại dịch Covid 19 bùng nổ ở Việt Nam, tinh thần đoàn kết của dân tộc được thể hiện mạnh mẽ bằng việc toàn đảng, toàn quân, toàn dân, các cấp đoàn thể đều đồng lòng, chung sức chống dịch. Mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước về quy định 5K, giãn cách xã hội đều được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Kết quả của tinh thần đó chính là việc các ca nhiễm, ca tử vong ở Việt Nam luôn thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của thế giới. Rất nhanh sau đó trạng thái bình thường đã trở lại ở Việt Nam. (…)
- Tinh thần tương thân tương ái đã thể hiện rõ nét. Các y bác sĩ, các nhân viên công an, quân đội đã xung phong vào tuyến đầu chống dịch. Những nhu yếu phẩm, hàng hóa, khẩu trang, nước rửa tay,…đã nhanh chóng được vận chuyển vào những nơi cần thiết và cấp yếu với phương châm “lá lành đùm lá lách”. (…)
Chương 5. Năng lượng hóa học
CHỦ ĐỀ IV. PHẢN ỨNG OXI HÓA- KHỬ
Chương 7. Động lượng
Chủ đề 6: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Đề thi giữa kì 1
Chuyên đề học tập Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử - Cánh diều 10
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử 10 - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Lịch sử - Cánh Diều Lớp 10
SGK Lịch sử - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10