1. Bài 24. Thực hành quang hợp ở cây xanh
2. Bài 25. Hô hấp tế bào
3. Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
4. Bài 27. Thực hành hô hấp tế bào
5. Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật
6. Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
7. Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
8. Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
9. Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
10. Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và và chuyển hóa năng lượng
11. Bài 22. Quang hợp ở thực vật
12. Bài 23. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp.
CH tr 11 23.1
Hãy kể tên những loài cây ưa bóng và ưa sáng mà em biết.
Phương pháp giải:
Những cây ưa sáng có hướng vươn tới ánh sáng; còn những cây ưa bóng thường ở tầng dưới hoặc có những điểm biến đổi
Lời giải chi tiết:
CH tr 11 23.2
Quan sát hình dưới và cho biết ảnh hưởng của nồng độ khí CO2 đến quang hợp ở các loài cây có giống nhau không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Hiệu quả quang hợp sẽ tăng khi nồng độ khí CO2 ngoài môi trường tăng và ngược lại.
Lời giải chi tiết:
CH tr 11 23.3
Hoàn thành bảng sau:
Lời giải chi tiết:
CH tr 12 23.4
Giải thích vì sao nên trồng cây đúng thời vụ và đảm bảo mật độ phù hợp.
Phương pháp giải:
Mỗi loại cây có thời vụ khác nhau và có sinh trưởng, phát triển cũng khác nhau
Lời giải chi tiết:
Nên trồng cây đúng thời vụ vì
- Mỗi loại cây thích nghi với một điều kiện quang hợp (thời vụ khác nhau); ở mỗi thời điểm trong năm sẽ có các điều kiện môi trường tác động khác nhau.
- Trồng cây đúng thời vụ giúp cây phát triển tốt nhất, cho năng suất cao nhất.
CH tr 12 23.5
Ở những khu công nghiệp hay nơi có nhiều nhà máy, nồng độ khí carbon dioxide thường tăng cao. Quang hợp của cây trồng tại đó bị ảnh hưởng như thế nào?
Phương pháp giải:
Ở những khu công nghiệp hay nơi có nhiều nhà máy, nồng độ khí carbon dioxide thường tăng cao sẽ ảnh hưởng tới không khí
Lời giải chi tiết:
Ở những khu công nghiệp hay nơi có nhiều nhà máy, nồng độ khí carbon dioxide thường tăng cao. Quang hợp của cây trồng tại đó sẽ bị ảnh hưởng:
Thông thường, hiệu quả quang hợp sẽ tăng khi nồng độ khí CO2 ngoài môi trường tăng và ngược lại.
Nếu nồng độ khí CO2 tăng quá cao (khoảng 0,2%) sẽ làm cây chết vì ngộ độc, còn khi nồng độ quá thấp, quang hợp sẽ không xảy ra.
CH tr 12 23.6
Vào những ngày hè nắng, nóng hoặc trời rét ậm, người làm vườn thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó.
Phương pháp giải:
Hiểu được cơ chế để cây có thể phát triển một cách tốt nhất
Lời giải chi tiết:
Vào những ngày nắng nóng hoặc trời rét đậm, người làm vườn thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây. Vì: Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là từ 25°C đến 35°C. Nhiệt độ quá cao (trên 40°C) hay quá thấp (dưới 10°C) sẽ làm giảm hoặc ngừng hẳn quá trình quang hợp.
CH tr 12 23.7
Trình bày biện pháp bảo vệ cây xanh trong trường học của em.
Phương pháp giải:
Hiểu được tầm quan trọng của cây xanh
Lời giải chi tiết:
Biện pháp bảo vệ cây xanh trong trường học của em như:
- Chia các lớp mỗi buổi sẽ chịu trách nghiệm tưới cây sáng chiều
- Cuối tháng tổ chức hoạt động lao động toàn trường, nhổ cỏ
- Tuyên truyền cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh, không bẻ cây, giẫm nên cây, hoa mới trồng
- Không vứt rác bừa bãi xung quanh bồn cây
CH tr 12 23.8
Tại sao các thành phố hoặc nơi đông dân cư sinh sống lại cần trồng nhiều cây xanh.
Phương pháp giải:
Biết được lối sống ở khu đông dân cư để từ đó hiểu được biện pháp bảo vệ môi trường
Lời giải chi tiết:
Ở các thành phố hoặc nơi đông dân cư sinh sống sẽ có lượng khí carbon dioxide (CO2), khói bụi và khí thải cao, trồng nhiều cây xanh giúp:
- Giảm lượng khí CO2 và khí thải, tăng lượng khí Oxygen (O2).
- Ngăn cảm, giảm lượng khói bụi trong không khí.
CH tr 13 23.9
Khi làm thí nghiệm về ảnh hưởng của nồng độ carbon dioxide đến cường độ quang hợp ở cây bí đỏ và cây đậu, người ta thu được các kết quả trong bảng sau:
- Đọc thông tin ở bảng trên và cho biết nồng độ carbon dioxide ảnh hưởng như thế nào đến cường độ quang hợp ở cây bí đỏ và cây đậu.
- Hãy so sánh cường độ quang hợp của 2 loài cây đó. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
- Nồng độ khí CO2 có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của cây bí đỏ và cây đậu: Trong giới hạn cho phép, khi nồng độ khí CO2 tăng, cường độ quang hợp sẽ tăng; khi nồng độ khí CO2 tăng quá cao (khoảng > 0,2%), cường độ quang hợp sẽ giảm.
- Trong cùng một nồng độ khí CO2, cường độ quang hợp của cây bí đỏ cao hơn của cây đậu. Điều này có thể được giải thích là do cây bí đỏ có khả năng hấp thụ ánh sáng hiệu quả hơn.
CH tr 13 23.10
Để chứng minh cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp, một nhóm học sinh đã cho các cành rong đuôi chó vào các ống nghiệm có nước sao cho cuống cành rong thấp hơn mặt nước 1 cm (để đếm số bọt khí), rồi để trong các cốc thủy tinh. Đặt các cốc đó ở các khoảng cách khác nhau so với đèn điện và thu được kết quả sau đây:
Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và tốc độ quang hợp thông qua số lượng bọt khí oxygen tạo thành?
Phương pháp giải:
Đọc bảng và rút ra mối liên hệ giữa khoảng cách của cốc và số bọt khí thoát ra trong 1 phút
Lời giải chi tiết:
Từ bảng kết quả thu được có thể thấy rằng khoảng cách từ đèn đến cốc thí nghiệm càng xa thì số bọt khí oxygen tạo ra càng ít
→ Nhận xét: Cường độ ánh sáng càng yếu thì tốc độ quang hợp càng giảm.
CH tr 14 23.11
Từ những hiểu biết về quang hợp, hãy dự đoán khi cây thiếu nước sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp. Giải thích điều đó.
Phương pháp giải:
Nắm được vai trò của nước trong quang hợp
Lời giải chi tiết:
Khi cây thiếu nước, cây thiếu nguyên liệu (nước) cung cấp cho quá trình quang hợp đồng thời thiếu nước, khí khổng trên lá cũng đóng lại, lượng khí CO2 khuếch tán vào lá cây cũng giảm. Bởi vậy, khi thiếu nước, cường độ quang hợp của cây giảm.
CH tr 14 23.12
Cho các loài cây: phi lao, thông, vạn niên thanh, dương xỉ, diếp cá, bạch đàn, ngô, hoa giấy, trầu không, dừa, lá lốt.
Hãy sắp xếp các cây trên vào nhóm phù hợp trong bảng sau:
Lời giải chi tiết:
CH tr 14 23.13
Hãy viết vai trò của cây xanh vào các ô sau:
Khi đã hiểu được các vai trò của cây xanh, em và các bạn đã có những biện pháp nào để bảo vệ cây xanh trong trường học của em?
Phương pháp giải:
Biết được tầm quan trọng của cây xanh đối với cuộc sống, từ đó đề ra những biện pháp bảo vệ cây xanh trong trường học.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của cây xanh:
- Tổng hợp chất hữu cơ giúp cung cấp thức ăn cho sinh vật khác
- Hút khí carbon dioxide
- Thải khí oxygen
- Là nơi sống và sinh sản của nhiều loài sinh vật
- Thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ, độ ẩm không khí
- Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh
- Những biện pháp bảo vệ cây xanh trong trường học:
- Trồng cây ở nơi có ánh sáng phù hợp với nhu cầu ánh sáng của cây.
- Trồng cây với khoảng cách phù hợp.
- Chăm sóc cây (tưới nước, bón phân,…) giúp cây quang hợp tốt, sinh trưởng và phát triển nhanh.
- Không bẻ cành, bứt lá bừa bãi, gây tổn thương đến cây.
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Chương 3: Góc và đường thẳng song song
Chủ đề 4: Ước mơ
CLIL
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7