Câu hỏi tr 13
Mở đầu
Công nghệ phổ biến là các công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế. Em hãy kể tên một số công nghệ phổ biến hiện nay. |
Lời giải chi tiết:
Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí như:
+ Công nghệ luyện kim
+ Công nghệ đúc
+ Công nghệ gia công cắt gọt
+ Công nghệ gia công áp lực
+ Công nghệ hàn
Công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử như:
+ Công nghệ sản xuất điện năng
+ Công nghệ điện – quang
+ Công nghệ điện – cơ
+ Công nghệ điều khiển và tự động hóa
+ Công nghệ truyền thông không dây
Gang và thép được sản xuất như thế nào? |
Thép được sản xuất từ gang bằng lò oxi hoặc lò hồ quang với hàm lượng carbon (C) 2,14%.
Gang được tạo ra từ quặng sắt bằng lò cao luyện gang với hàm lượng carbon (C) > 2,14%.
Thép được sản xuất từ gang bằng lò oxi hoặc lò hồ quang với hàm lượng carbon (C) 2,14%.
Luyện tập
Hãy kể tên các sản phẩm được làm bằng gang, thép trong đời sống mà em biết |
Lời giải chi tiết:
Một số sản phẩm được làm bằng gang, thép trong đời sống là: nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc, các loại thép xây dựng như thép hình (U, I, V …) , thép hộp (hộp vuông, hộp chữ nhật …), tôn, đường ray,..
Câu hỏi tr 14
Câu hỏi
Hãy nêu bản chất và ứng dụng của công nghệ đúc. |
Phương pháp giải:
Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn. Sau đó, kim loại lỏng trong khuôn nguội dần, kết tinh và tạo thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.
Công nghệ đúc có thể chế tạo được những sản phẩm hoặc phôi cho các chi tiết máy.
- Bản chất của công nghệ đúc là dựa trên hiện tượng nóng chảy và đông đặc của các chất.
+ Ban đầu ta làm kim loại chuyển sang thể lòng để rót vào khuôn. Sau đó, kim loại lỏng nguội dần, chuyển sang thể rắn có hình dạng, kích thước của lòng khuôn.
- Ứng dụng của công nghệ đúc:
+ Tạo ra các sản phẩm như: chuông, tượng, xoong, chảo, nồi, nắp cống rãnh …
+ Tạo ra phôi cho các chi tiết máy như: đế máy, thân vỏ máy, vỏ động cơ …
Luyện tập
Hãy kể tên các sản phẩm công nghệ trong gia đình em là sản phẩm của đúc |
Lời giải chi tiết:
Một số sản phẩm công nghệ trong gia đình em là sản phẩm của đúc như: chảo, nồi, xoong, …
Câu hỏi tr 15
Câu hỏi
1. Công nghệ tiện, phay là gì? 2. Khoan thường dùng để gia công các lỗ có đường kính khoảng bao nhiêu? |
Phương pháp giải:
1. Công nghệ gia công cắt gọt là dùng các dụng cụ cắt để cắt đi các vật liệu thừa trên phôi.
Công nghệ tiện có thể gia công được nhiều loại bề mặt tròn xoay khác nhau như: tiện mặt trụ, tiện lỗ, tiện ren, tiện côn, …
Công nghệ phay có thể gia công các chi tiết có bề mặt phẳng, bậc, rãnh, các mặt định hình.
2. Công nghệ khoan có khả năng gia công các lỗ có đường kính ∅=0,1÷80 mm, phổ biến nhất là gia công lỗ có đường kính ∅≤35 mm.
1. Công nghệ gia công cắt gọt là dùng các dụng cụ cắt để cắt đi các vật liệu thừa trên phôi.
Công nghệ tiện có thể gia công được nhiều loại bề mặt tròn xoay khác nhau như: tiện mặt trụ, tiện lỗ, tiện ren, tiện côn, …
Công nghệ phay có thể gia công các chi tiết có bề mặt phẳng, bậc, rãnh, các mặt định hình.
2. Công nghệ khoan phổ biến nhất là gia công lỗ có đường kính ∅≤35 mm, có khả năng gia công các lỗ có đường kính ∅=0,1÷80 mm.
Câu hỏi tr 16
Câu hỏi
1. Bản chất của rèn, dập là gì? Ứng dụng công nghệ rèn, dập để chế tạo những sản phẩm gì? 2. So sánh sự giống và khác nhau giữa công nghệ rèn và dập 3. Theo em thì công nghệ rèn, dập được sử dụng cho ngành công nghiệp nào nhiều nhất? |
Phương pháp giải:
Công nghệ gia công áp lực là công nghệ sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
Rèn, dập là hai công nghệ phổ biến để chế tạo phôi cho các chi tiết cơ khí.
Rèn sử dụng búa tác động lên phôi kim loại đã được nung nóng để tăng tính dẻo, tạo ra các chi tiết cơ khí có độ bền cao như: dao, kéo, búa, kìm, vòng bi, tay biên, trục khủy, …
Dập sử dụng khuôn dập và máy búa hoặc máy ép.
Dập nóng chế tạo các chi tiết có dạng hình khối.
Dập nguội để chế tạo các chi tiết có dạng tấm mỏng như: tủ điện, vỏ máy, một số chi tiết xe ô tô,..
1. Bản chất của rèn, dập là sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm (chế tạo phôi cho các chi tiết cơ khí) có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
Rèn sử dụng búa tác động lên phôi kim loại đã được nung nóng để tăng tính dẻo, tạo ra các chi tiết cơ khí có độ bền cao
Dập sử dụng khuôn dập tác động lên phôi kim loại đã được nung nóng (phôi của dập nguội không cần phải nung nóng).
- Ứng dụng công nghệ rèn để chế tạo những sản phẩm như: dao, kéo, búa, kìm, vòng bi, tay biên, trục khủy, …
- Ứng dụng công nghệ dập để chế tạo những sản phẩm như: các chi tiết có dạng hình khối, tủ điện, vỏ máy, một số chi tiết xe ô tô,..
2. So sánh sự giống và khác nhau giữa công nghệ rèn và dập
3. Công nghệ rèn, dập được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất cơ khí bởi vì có năng suất cao, giảm được sự tiêu hao vật liệu.
Câu hỏi1. Hàn thường được dùng khi nào? Vì sao các kết cấu công trình lớn lại dùng công nghệ hàn? 2. Hãy kể tên các vật được hàn mà em thường thấy trong cuộc sống. |
Công nghệ hàn thường được dùng khi muốn tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại, bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối.
Công nghệ hàn có ưu điểm là tạo ra được sản phẩm có kích thước từ nhỏ đến lớn, tạo liên kết bền vững, kín khít.
1. Hàn thường được dùng khi muốn tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại, bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối.
Kết cấu công trình lớn lại dùng công nghệ hàn vì công nghệ hàn có ưu điểm là tạo ra được sản phẩm có kích thước từ nhỏ đến lớn, tạo liên kết bền vững, kín khít.
2. Các vật được hàn mà em thường thấy: bồn, khung xe máy, vỏ ô tô, cửa sắt, hàng rào sắt, mối nối điện,…
Câu hỏi tr 17
Câu hỏi
1. Em hãy kể tên các loại nhiên liệu dùng cho nhà máy nhiệt điện 2. Nhà máy nhiệt điện cần được bố trí ở những khu vực nào cho phù hợp? |
Phương pháp giải:
Công nghệ nhiệt điện sử dụng nhiệt năng từ các loại nhiên liệu hóa thạch như: than đá, dầu, khí gas để làm sôi nước,…
1. Các loại nhiên liệu dùng cho nhà máy nhiệt điện là: các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu, khí gas để làm sôi nước,…
2. Nhà máy nhiệt điện cần được bố trí ở những khu vực tập trung nhiều nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu, khí gas) như ở Hạ Long, Quảng Ninh, … để hạn chế việc vận chuyển nhiên liệu.
Câu hỏi
1. Em hãy kể tên một số nhà máy thủy điện lớn mà em biết. 2. Tại sao người ta phải xây đập ngăn nước trên cao? |
Phương pháp giải:
Công nghệ thủy điện sử dụng năng lượng nước (do chênh lệch về độ cao mực nước) làm quay tuabin – máy phát để tạo thành điện năng.
1. Một số nhà máy thủy điện lớn: Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Trị An, Tuyên Quang,…
2. Đập nước ở trên cao tạo độ chênh lệch về độ cao mực nước càng lớn thì năng lượng nước (thế năng) càng lớn, có thể trở thành động năng để làm quay tuabin – máy phát để tạo thành điện năng.
Nên người ta phải xây đập ngăn nước trên cao với mục đích chính là phát điện, Ngoài ra, trong nhiều năm qua, hồ chứa thủy điện ngoài nhiệm vụ cơ bản là phát điện, đảm bảo an ninh cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia còn phải đảm bảo hài hòa các lợi ích về kinh tế - môi trường - xã hội khác như đảm bảo dòng chảy tối thiểu, phối hợp với các hồ chứa thủy lợi cấp nước cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất của nhân dân vùng hạ du trong mùa kiệt.
Câu hỏi tr 18
Câu hỏi
Hãy kể tên các loại đèn điện trong gia đình. Theo em nên sử dụng loại đèn nào? |
Phương pháp giải:
Đèn LED được sử dụng ngày càng rộng rãi do có nhiều ưu điểm nổi trội: tiết kiệm điện năng, hiệu quả chiếu sáng tối ưu, tuổi thọ cao.
Các loại đèn điện trong gia đình là: đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn Compact, đèn LED,…
Theo em nên sử dụng loại đèn LED, vì có nhiều ưu điểm nổi trội: tiết kiệm điện năng, hiệu quả chiếu sáng tối ưu, tuổi thọ cao.
Câu hỏi
Công nghệ điện - cơ là gì? Sản phẩm của công nghệ này là gì? |
Phương pháp giải:
Công nghệ điện - cơ là công nghệ biến đổi điện năng thành cơ năng dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ.
Sản phẩm chính của công nghệ này là các loại động cơ điện.
Công nghệ điện - cơ là công nghệ biến đổi điện năng thành cơ năng dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ.
Sản phẩm chính của công nghệ này là các loại động cơ điện.
Câu hỏi tr 19
Câu hỏi
Công nghệ tự động hóa là gì? Vai trò của công nghệ tự động hóa đối với sản xuất công nghiệp? |
Phương pháp giải:
Công nghệ tự động hóa là sự tích hợp điều khiển tự động và hệ thống cơ - điện nhằm tạo ra các hệ thống sản xuất tự động, các máy tự động, các máy tự động, các thiết bị tự động như máy tự động điều khiển số (máy CNC), robot công nghiệp,…
Nhờ có điều khiển tự động, người ta có thể tự động hóa các hệ thống sản xuất và các hệ thống kĩ thuật, ví dụ như dây chuyền lắp ráp ô tô tự động.
Công nghệ tự động hóa là sự tích hợp điều khiển tự động và hệ thống cơ - điện nhằm tạo ra các hệ thống sản xuất tự động, các máy tự động, các máy tự động, các thiết bị tự động như máy tự động điều khiển số (máy CNC), robot công nghiệp,…
Vai trò của công nghệ tự động hóa đối với sản xuất công nghiệp là: có thể tự động hóa các hệ thống sản xuất và các hệ thống kĩ thuật, ví dụ như dây chuyền lắp ráp ô tô tự động.
Ngày nay, truyền thông không dây có vai trò như thế nào đối với cuộc sống? |
Công nghệ truyền thông không dây là công nghệ cho phép các thiết bị kĩ thuật kết nối và trao đổi thông tin với nhau mà không cần kết nối bằng dây dẫn.
+ Kết nối các thiết bị điện tử trong nhà và thông qua đó điều khiển chúng từ xa.
+ Chia sẻ dữ liệu, thông tin tới các thiết bị điện tử xung quanh mà không cần qua các thiết bị có
Theo em, trong các công nghệ phổ biến đã học thì công nghệ nào ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta? |
Lời giải chi tiết:
Theo em, trong các công nghệ phổ biến đã học thì công nghệ truyền thông không dây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta. Nhờ công nghệ truyền thông không dây mà ta có thể trao đổi, mua bán, tìm hiểu thông tin, nghiên cứu khoa học với các nước trên thế giới một cách nhanh chóng, tiện lợi, đơn giản.
Chương 1. Mệnh đề và tập hợp
Chủ đề 4. Phản ứng oxi hóa - khử
Review (Units 7 - 8)
Unit 2: Science and inventions
Chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học