33.9
Trong nguyên tử hiđrô, bán kính \({B_o}\) là \({r_0} = 5,{3.10^{ - 11}}m.\) Bán kính quỹ đạo dừng \(N\) là
A. \(47,{7.10^{ - 11}}m.\) B. \(84,{8.10^{ - 11}}m.\)
C. \(21,{2.10^{ - 11}}m.\) D. \(132,{5.10^{ - 11}}m.\)
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính bán kính quỹ đạo dừng: \({r_n} = {n^2}.{r_0}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có \({r_n} = {n^2}.{r_0}\)
Trạng thái \(N\) ứng với \(n = 4 \Rightarrow {n_N} = {4^2}.{r_0} = {4^2}.5,{3.10^{ - 11}} = 84,{8.10^{ - 11}}m\)
Chọn B
33.10
Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng \(N.\) Khi êlectron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có số vạch là
A. \(3\) B. \(6\)
C. \(1\) D. \(4\)
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính số vạch phát xạ tối đa khi chuyển trạng thái của nguyên tử: \(N = C_n^2\)
Lời giải chi tiết:
Số vạch phát xạ tối đa khi chuyển trạng thái của nguyên tử: \(N = C_n^2\)
Trạng thái \(N\) ứng với \(n = 4 \Rightarrow N = C_4^2 = 6\)
Chọn B
Chương 5. Đại cương về kim loại
Unit 15. Women in Society
Tải 50 đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
Chương 2: Cacbohiđrat
Bài 19. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng