Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số.
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Bài 6.Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Tiếp theo)
Ôn tập chương III - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Đề kiểm 15 phút - Chương 3 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Đại số 9
Bài 1. Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0).
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Ôn tập chương IV - Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Đại số 9
Đề bài
Một người mua hai loại hàng và phải trả tổng cộng \(2,17\) triệu đồng, kể cả thuế giá trị tăng (VAT) với mức \(10\)% đối với loại hàng thứ nhất và \(8\)% đối với loại hàng thứ hai. Nếu thuế VAT là \(9\)% đối với cả hai loại hàng thì người đó phải trả tổng cộng \(2,18\) triệu đồng. Hỏi nếu không kể thuế VAT thì người đó phải trả bao nhiêu tiền cho mỗi loại hàng ?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
B1: Chọn ẩn, đặt điều kiện thích hợp.
Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
Lập hệ phương trình biểu thị sự tương quan giữa các đại lượng.
B2: Giải hệ phương trình.
B3: Kiểm tra trong các nghiệm tìm được nghiệm nào thỏa mãn điều kiện, nghiệm nào không thỏa mãn, rồi trả lời
Chú ý:
Số tiền phải trả khi đã có thuế=số tiền khi chưa có thuế + số tiền thuế.
Lời giải chi tiết
Giả sử không kể thuế VAT người đó phải trả \(x\) triệu đồng cho loại hàng thứ nhất, \(y\) triệu đồng cho loại hàng thứ hai. (Điều kiện: \(x,\ y > 0\) )
*Số tiền thuế phải trả cho loại hàng thứ nhất là:
\(10\)%. \(x =\dfrac{10}{100}.x=\dfrac{1}{10}x\) (triệu đồng)
Tổng số tiền phải trả cho loại hàng thứ nhất (kể cả thuế) là:
\(x+ \dfrac{1}{10}x=\dfrac{11}{10}x\) (triệu đồng)
Số tiền thuế phải trả cho loại hàng thứ hai là:
\(8\)%. \(y =\dfrac{8}{100}.y=\dfrac{2}{25}y\) (triệu đồng)
Tổng số tiền phải trả cho loại hàng thứ hai (kể cả thuế) là:
\(y+\dfrac{2}{25}y=\dfrac{27}{25}y\) (triệu đồng)
Theo đề bài, tổng số tiền phải trả lúc này là \(2,17\) triệu đồng, nên ta có phương trình:
\(\dfrac{11}{10}x\) + \(\dfrac{27}{25}y\) \(= 2,17 \Leftrightarrow 1,1x + 1,08y = 2,17\) (1)
* Số tiền mua cả hai loại hàng khi chưa có thuế là: \(x+y\) (triệu đồng)
Số tiền thuế phải trả cho cả hai loại hàng với mức thuế \(9\)% là:
\(9\)%. \((x+y)=\dfrac{9}{100}.(x+y)\)
Tổng số tiền phải trả (kể cả thuế), là:
\( (x+y) + \dfrac{9}{100}.(x+y)=\dfrac{109}{100}(x+y)\)
Theo đề bài, tổng số tiền phải trả lúc này là: \(2,18\) triệu đồng, nên ta có phương trình:
\(\dfrac{109}{100}(x+y)=2,18 \Leftrightarrow x+y=2\) (2)
Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình:
\(\left\{\begin{matrix} 1,1x + 1,08y = 2,17 & & \\ x + y = 2 & & \end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x = 2-y & & \\ 1,1(2-y) +1,08y= 2,17 & & \end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2,2 - 1,1y+1,08y=2,17 & & \\ x=2-y & & \end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 0,02y=2,2-2,17 & & \\ x=2-y & & \end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 0,02y=0,03 & & \\ x=2-y & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y=1,5 & & \\ x=2-y\ (3) & & \end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y=1,5 & & \\ x=2-1,5 & & \end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y=1,5 & & \\ x=0,5\ & & \end{matrix} (thỏa\ mãn)\right.\)
Vậy số tiền người đó phải trả cho loại thứ nhất là \(0,5\) triệu đồng khi không có thuế, loại thứ hai là \(1,5\) triều đồng khi không có thuế.
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Bài 19. Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ
Bài 31
Bài 1