Bài 1. Mở đầu về phương trình
Bài 2. Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
Bài 3. Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
Bài 4. Phương trình tích
Bài 5. Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Bài 6. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài 7. Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp)
Ôn tập chương III. Phương trình bậc nhất một ẩn
Đề bài
Lan mua hai loại hàng và phải trả tổng cộng \(120\) nghìn đồng, trong đó đã tính cả \(10\) nghìn đồng là thuế giá trị gia tăng (viết tắt VAT). Biết rằng thuế VAT đối với loại hàng thứ nhất là \(10\%\); thuế VAT đối với loại hàng thứ 2 là \(8\%\). Hỏi nếu không kể thuế VAT thì Lan phải trả mỗi loại hàng bao nhiêu tiền?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
B1:Đặt tiền mua loại hàng thứ nhất không kể thuế VAT là \(x\),
B2: Biểu diễn các đại lượng còn lại theo \(x\).
B3: Lập phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng và giải phương trình đó.
B4: Kết luận (Kiểm tra nghiệm tìm được với điều kiện)
Lời giải chi tiết
Cách 1: Tổng số tiền Lan phải trả khi mua hai loại hàng không kể thuế VAT là:
\( 120000 - 10000 = 110000\) (đồng)
Gọi \(x\)(đồng) là tiền mua loại hàng thứ nhất không kể thuế VAT \((0 < x < 110000)\)
Tiền mua loại hàng thứ hai không kể thuế VAT: \(110000 - x\) (đồng)
Số tiền thực tế Lan đã trả cho loại hàng 1 là: \(x + 0,1x\) (đồng)
Số tiền thực tế Lan đã trả cho loại hàng 2 là:
\(110000 - x + 0,08(110000 - x)\) (đồng)
Tổng số tiền thực tế Lan phải trả cho cả hai loại hàng là \(120000\) nên ta có phương trình:
\(x+ 0,1x + 110000 - x \)\(+ 0,08(110000 - x) = 120000\)
⇔\( 0,1x + 110000 + 8800 - 0,08x \)\(= 120000\)
⇔ \(0,02x = 1200\)
\( \Leftrightarrow x = 1200:0,02\)
⇔ \(x = 60000\) (thỏa mãn)
Vậy số tiền trả cho loại hàng thứ nhất là \(60000\) đồng (không kể thuế VAT)
Số tiền phải trả cho loại hàng thứ hai không kể thuế VAT: \(110000-60000=50000\) đồng.
Cách 2: Tổng số tiền Lan phải trả khi mua hai loại hàng không kể thuế VAT là:
\( 120000 - 10000 = 110000\) (đồng)
Gọi \(x\)(đồng) là tiền mua loại hàng thứ nhất không kể thuế VAT \((0 < x < 110000)\)
Tiền mua loại hàng thứ hai không kể thuế VAT: \(110000 - x\) (đồng)
Số tiền thuế Lan đã trả cho loại hàng 1 là: \( 0,1x\) (đồng)
Số tiền thuế Lan đã trả cho loại hàng 2 là:
\(0,08(110000 - x)\) (đồng)
Tổng số tiền thuế Lan phải trả cho cả hai loại hàng là \(10000\) nên ta có phương trình:
\(0,1x + 0,08(110000 - x) = 10000\)
⇔\( 0,1x + 8800 - 0,08x \)\(= 10000\)
⇔ \(0,02x = 1200\)
\( \Leftrightarrow x = 1200:0,02\)
⇔ \(x = 60000\) (thỏa mãn)
Vậy số tiền trả cho loại hàng thứ nhất là \(60000\) đồng (không kể thuế VAT)
Số tiền phải trả cho loại hàng thứ hai không kể thuế VAT: \(110000-60000=50000\) đồng.
TÀI LIỆU DẠY - HỌC HÓA HỌC 8 TẬP 2
Bài 1: Mở đầu môn hóa học
Phần Lịch sử
Chương II. Một số hợp chất thông dụng
Thể thao tự chọn
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8