Bài 1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
Bài 2. Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song
Bài 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song
Bài 4. Hai mặt phẳng song song
Bài 5. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian
Ôn tập chương II. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
Đề bài
Cho hình bình hành \(ABCD\). Qua \(A, B, C, D\) lần lượt vẽ bốn nửa đường thẳng \(Ax, By, Cz, Dt\) ở cùng phía đối với mặt phẳng \((ABCD)\), song song với nhau và không nằm trong mặt phẳng \((ABCD)\). Một mặt phẳng \((β)\) lần lượt cắt \(Ax, By, Cz\) và \(Dt\) tại \(A', B', C'\) và \(D'\).
a) Chứng minh mặt phẳng \((Ax, By)\) song song với mặt phẳng \(( Cz, Dt)\)
b) Gọi \(I = AC ∩ BD, J = A'C' ∩ B'D'\). Chứng minh \(IJ\) song song với \(AA'\)
c) Cho \(AA' = a, BB' = b, CC' = c\). Hãy tính \(DD'\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Sử dụng định lý: Nếu mặt phẳng \((\alpha)\) chứa hai đường thẳng cắt nhau \(a, b\) và \(a, b\) cùng song song với mặt phẳng \((\beta)\) thì hai mặt phẳng đó song song.
b) Dựa vào định lí: Cho hai mặt phẳng song song. Nếu một mặt phẳng cắt mặt phẳng này thì cũng cắt mặt phẳng kia và hai giao tuyến song song với nhau để chứng minh tứ giác \(A'B'C'D'\) là hình bình hành, từ đó suy ra \(J\) là trung điểm của \(A'C'\).
Dựa vào tính chất đường trung bình của hình thang suy ra \(IJ // AA'.\)
Lời giải chi tiết
a) \(Ax // Dt\) (giả thiết) \( \Rightarrow Ax//\left( {Cz,Dt} \right)\) (1)
\(AB // CD\) (vì \(ABCD\) là hình bình hành).
Mà \(CD \subset \left( {Cz,Dt} \right) \) \(\Rightarrow AB//\left( {Cz,Dt} \right)\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\left( {Ax,AB} \right)//\left( {Cz,Dt} \right)\) hay \((Ax, By) // ( Cz, Dt)\)
b) Ta có \((Ax, By) // ( Cz, Dt)\).
Mặt phẳng \((A'B'C'D')\) lần lượt cắt hai mặt phẳng \((Ax, By)\) và \(( Cz, Dt)\) theo giao tuyến \(A'B'\) và \(C'D'\) \(\Rightarrow A'B'//C'D'\).
Tương tự ta chứng minh được: \(A'D'//B'C'\)
Do đó \(A'B'C'D'\) là hình bình hành.
\(J=A'C'\cap B'D'\) nên \(J\) là trung điểm của \(A'C'\).
\(A'C'CA\) là hình thàng vì \(AA'//CC'\). Mà \(I\) là trung điểm \(AC\) nên \(IJ\) là đường trung bình hình thang \(A'C'CA\).
Vậy \(IJ\)//\(AA'\).
c) Chứng minh tương tự ta có \(IJ\) là đường trung bình của hình thang \(BDD'B'\).
Theo tính chất của đường trung bình hình thang ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
IJ = \frac{1}{2}\left( {AA' + CC'} \right)\\
IJ = \frac{1}{2}\left( {BB' + DD'} \right)
\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
AA' + CC' = 2IJ\\
BB' + DD' = 2IJ
\end{array} \right.\)
Do đó : \(AA'+CC'=BB'+DD' \) \(\Rightarrow DD'=AA'+CC'-BB'\)
\(\Rightarrow DD' = a + c - b\).
Unit 8: Conservation
Chương VII. Ô tô
Chủ đề 6. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
Chương IV. Dòng điện không đổi
Unit 4: ASEAN and Viet Nam
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11