Đề bài
Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2 cm, không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 50 cm.
Gợi ý: Tính tiêu cự của thể thủy tinh trong hai trạng thái, biết rằng ảnh của vật mà ta nhìn được luôn luôn hiện trên màng lưới. Để tính tiêu cự của thể thủy tinh khi nhìn vật cách mắt 50 cm, hãy sơ bộ dựng ảnh của vật trên màng lưới.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Vận dụng kiến thức về cách vẽ ảnh qua thấu kính hội tụ:
- Tia tới đi qua quang tâm thì truyền thẳng.
- Tia tới song sóng với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm
+Vận dụng kiến thức về tam giác đồng dạng.
Lời giải chi tiết
+ Vật cách mắt 50m
+ Vật ở xa ∞
Khi nhìn 1 vật ở rất xa thì ảnh nằm trên tiêu điểm, do vậy để nhìn rõ ảnh khi đó thì tiêu điểm của thể thủy tinh phải trùng với màng lưới.
Đồng thời khi đó mắt không phải điều tiết nên tiêu cự của thể thủy tinh khi đó là 2cm.
Ta có: f∞ = OA1 = 2cm
- Khi nhìn vật ở cách mắt 50m, ta có: \({\dfrac{A'B'}{AB}} = {\dfrac{OA'}{OA}} = \dfrac{2}{5000}\)
Từ kết quả của câu 48.2, ta có:
\({\dfrac{OA'}{OF'}} = {\dfrac{A'B'}{AB}} + 1 = \dfrac{2}{5000} + 1 = 1,0004\)
Vậy: \(f = OF' = {\dfrac{OA'}{1,0004}} = \dfrac{2}{1,0004} = 1,9992cm\)
Độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh là:
∆f = f∞ - f1 = 2 – 1,9992 = 0,0008cm
Bài 24
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Đề thi vào 10 môn Văn Đăk Lăk
Nghị luận văn học
B- LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY