Câu 1 1.1
Ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
B. trục Trái Đất nghiêng.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
D. Trái đất có dạng khối cầu
Phương pháp giải:
- Dựa vào thông tin trong mục b và quan sát hình 5.2.
Lời giải chi tiết:
- Địa điểm nằm trên các kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau vì: Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông
=> Chọn đáp án A.
Câu 1 1.2
Khi Luân Đôn là 0 giờ ngày 20 – 11- 2021 thì
A. Hà Nội là 8 giờ cùng ngày.
B. Xơ – un (Hàn Quốc) là 9 giờ cùng ngày.
C. Tô – ky – ô (Nhật Bản) là 10 giờ cùng ngày.
D. Béc-lin (Đức) là 2 giờ cùng ngày.
Phương pháp giải:
Quan sát 5.2 SGK trang 18 để xác định múi giờ các thành phố trên, giờ của các thành phố sẽ bằng giờ của Luân Đôn cộng với số múi giờ.
Lời giải chi tiết:
- Theo bản đồ giờ trên Trái Đất: Luân Đôn thuộc múi giờ số 0, Hà Nội (Việt Nam) thuộc múi giờ số 7, Xơ – un (Hàn Quốc) và Tô – ky – o (Nhật Bản) thuộc múi giờ số 9, Béc – lin (Đức) thuộc múi giờ số 1
- Vậy khi Luân Đôn là 0 giờ ngày 20 – 11- 2021 thì Hà Nội là 7 giờ cùng ngày, Xơ – un (Hàn Quốc) và Tô – ky – o (Nhật Bản) là 9 giờ cùng ngày, Béc – lin (Đức) là 1 giờ cùng ngày
=> Chọn đáp án B
Câu 1 1.3
Khi Hà Nội là 9 giờ ngày 2 – 09 - 2021 thì
A. Tô – ky – ô (Nhật Bản) là 9 giờ cùng ngày.
B. Luân Đôn (Anh) là 2 giờ cùng ngày.
C. Băng Cốc (Thái Lan) là 2 giờ cùng ngày.
D. Xơ – un (Hàn Quốc) là 12 giờ cùng ngày.
Phương pháp giải:
Quan sát 5.2 SGK trang 18 để xác định múi giờ các thành phố trên, giờ của các thành phố sẽ bằng giờ của Hà Nội cộng với hiệu số số múi giờ giữa 2 điểm
Lời giải chi tiết:
- Theo bản đồ giờ trên Trái Đất: Luân Đôn thuộc múi giờ số 0, Hà Nội (Việt Nam) và Băng Cốc (Thái Lan) thuộc múi giờ số 7, Xơ – un (Hàn Quốc) và Tô – ky – o (Nhật Bản) thuộc múi giờ số 9,
- Vậy khi Hà Nội là 9 giờ ngày 2 – 09 - 2021 thì Xơ – un (Hàn Quốc) và Tô – ky – o (Nhật Bản) là 11 giờ cùng ngày, Luân Đôn (Anh) là 2 giờ cùng ngày, Băng Cốc (Thái Lan) là 9 giờ cùng ngày.
=> Chọn đáp án B
Câu 1 1.4
Nếu múi giờ số 12 đang là 2 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ ngày bao nhiêu
A. 7 giờ ngày 15 - 2
B. 7 giờ ngày 14 - 2
C. 21 giờ ngày 15 - 2
D. 21 giờ ngày 14 - 2
Phương pháp giải:
Việt Nam múi giờ số 7 nên có giờ muộn hơn (đón mặt trời muộn hơn) so với múi giờ số 12 nên giờ của Việt Nam bằng giờ ở múi số 12 trừ đi hiệu số múi giờ.
Lời giải chi tiết:
Giờ của Việt Nam là (2 + 24) – (12 – 7) = 21 ngày 14 – 2
=> Chọn đáp án D.
Câu 1 1.5
Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là
A. kinh tuyến 00 đi qua múi giờ số 0
B. kinh tuyến 900 Đ đi qua giữa múi giờ số 6 (+6)
C. kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12 (+12)
D. kinh tuyến 900 T đi qua giữa múi giờ số 18 (- 6)
Phương pháp giải:
Đọc mục 1b trang 18 (giờ trên Trái Đất) để xác định quy ước về đường chuyển ngày quốc tế
Lời giải chi tiết:
Kinh tuyến 1800 được coi là đường chuyển ngày quốc tế => nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại 1 ngày lịch; nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 1800 thì tăng thêm 1 ngày lịch.
=> Chọn đáp án C
Câu 1 1.6
Đường chuyển ngày quốc tế không phải là đường thẳng do
A. Trái Đất hình khối cầu không phải mặt phẳng.
B. được điều chỉnh theo biên giới quốc gia.
C. kinh tuyến 1800 không phải là đường thẳng.
D. nằm giữa biến
Phương pháp giải:
Đọc mục 1b trang 18 (giờ trên Trái Đất) để xác định quy ước về đường chuyển ngày quốc tế
Lời giải chi tiết:
Việc xác định đường chuyển ngày quốc tế cần có điều chỉnh phù hợp theo biên giới quốc gia để thuận tiện cho hoạt động sống – sản xuất ở quốc gia đó
=> Chọn đáp án B
Câu 1 1.7
Nhưng ngày nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài bằng nhau?
A. Ngày 21 – 3 và ngày 22 – 6.
B. Ngày 21 – 3 và ngày 23 – 9.
C. Ngày 22 – 6 và ngày 23 – 9.
D. Ngày 22 – 6 và ngày 22 – 12.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 5.3 SGK trang 19, dựa và hướng nghiêng của Trái Đất về phía Mặt trời ở các ngày để giải thích
Lời giải chi tiết:
Ngày 21/3 và ngày 23/9 không có bán cầu nào chúc về phía Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối trùng với trục Trái Đất, vì vậy ở mọi nơi có ngày và đêm dài bằng nhau.
=> Chọn đáp án B
Câu 2
Dựa vào hình 5.1 SGK và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Nếu Trái Đất chỉ chuyển động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất hiện tượng ngày đêm diễn ra như thế nào?
Phương pháp giải:
❖ Quan sát hình 5.1, xác định:
- Chiều tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Độ nghiêng của trục Trái Đất.
- Chu kì quay.
❖ Nhờ Trái Đất tự quay mà có hiện tượng ngày đêm luôn phiên, 1 ngày đêm dài 24 giờ vậy nếu Trái Đất không tự quay mà đứng yên thì hiện tượng ngày đêm sẽ như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.
+ Khi tự quay, trục Trái Đất luôn nghiêng 1 góc 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng.
+ Chu kì (thời gian) Trái Đất quay hết một vòng quanh trục là 23 giờ 56 phút 4 giây (24 giờ/một ngày đêm).
- Nếu Trái Đất chỉ chuyển động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất vẫn có hiện tượng ngày và đêm luân phiên, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa chìm trong bóng tối là đêm. Ban ngày sẽ dài 6 tháng, ban đêm dài suốt 6 tháng trong năm. Điều này làm cho nửa Trái Đất là ban ngày được Mặt Trời chiếu sáng liên tục nên nhiệt độ rất cao, hình thành nên áp thấp, nửa còn lại không được chiếu sáng thì nhiệt độ rất thấp, hình thành nên áp cao. Hệ quả là gió mạnh được sinh ra từ hai nửa bán cầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài sinh vật: khô hạn kéo dài, thiếu ánh sáng để thực vật quang hợp…Với điều kiện như vậy thì sự sống trên Trái Đất không thể tồn tại được.
Câu 3
Khi ở Luân Đôn (Anh) là 9 giờ ngày 20 – 11 – 2021 thì cùng lúc đó ở các thành phố Hà Nội (múi số 7), Mát – xcơ – va (múi số 2), Niu Oóc (múi số 19), Ri – ô đê Gia – nê – rô (múi số 21) là mấy giờ, ngày nào?
Phương pháp giải:
- Xác đinh múi giờ của Luân Đôn, Xác định chênh lệch múi giờ giữa Luân Đôn với các thành phố
- Xác định các thành phố nằm phía đông hay phía tây của Luân Đôn => nếu nằm phía đông, có giờ sớm hơn (+); nếu nằm phía tây, có giờ muộn hơn (-).
- Kinh tuyến 1800 được coi là đường chuyển ngày quốc tế => nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại 1 ngày lịch; nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 1800 thì tăng thêm 1 ngày lịch.
Lời giải chi tiết:
- Luân Đôn thuộc múi giờ số 0
- Hà Nội thuộc múi số 7 nằm ở phía Đông của Luân Đôn, nên có giờ sớm hơn. Giờ của Hà Nội là 9 + 7 = 16 giờ ngày 20 – 11 – 2021.
- Mát – xcơ – va thuộc múi số 2 nằm ở phía Đông của Luân Đôn, nên có giờ sớm hơn. Giờ của Mát – xcơ – va là 9 + 2 = 11 giờ ngày 20 – 11 – 2021.
- Niu Oóc thuộc múi số 19 tức là múi (19 - 24 = ( - 5)) nằm ở phía Tây của Luân Đôn, nên có giờ muộn hơn. Giờ của Niu Oóc là 9 - 5 = 4 giờ ngày 20 – 11 – 2021.
- Ri – ô đê Gia – nê – rô (múi số 21) thuộc múi số 21 tức là múi (21 - 24 = (- 3)) nằm ở phía Tây của Luân Đôn, nên có giờ muộn hơn. Giờ của Ri – ô đê Gia – nê – rô là 9 - 3 = 6 giờ ngày 20 – 11 – 2021.
Câu 4
Vẽ hình thể hiện độ dài ban ngày và ban đêm của các điểm trên Trái Đất vào ngày 21/3 và 23/9
Phương pháp giải:
Ngày 21/3 và ngày 23/9 không có bán cầu nào chúc về phía Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối trùng với trục Trái Đất, vì vậy ở mọi nơi có ngày và đêm dài bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Dựa vào hình dưới đây và kiến thức đã học:
- Trình bày chuyển động của Trái Đất xung quanh mặt trời.
- Xác định 4 ngày mở đầu 4 mùa ở các vùng ôn đới Bán cầu Nam.
- Cho biết thời gian các mùa diễn ra ở các nước vùng ôn đới bán cầu Nam
Phương pháp giải:
❖ Dựa vào hình 5.3 để trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
- Quỹ đạo chuyển động
- Hướng chuyển động
- Hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất
- Thời gian hoàn thành 1 vòng chuyển động
❖ Thời gian mùa ở Bán Cầu Nam trái ngược với Bán cầu Bắc.
Lời giải chi tiết:
- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip.
+ Hướng chuyển động: từ tây sang đông.
+ Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng.
+ Thời gian hoàn thành 1 vòng chuyển động là 365 ngày 6 giờ (1 năm thiên văn).
- 4 ngày mở đầu 4 mùa ở các vùng ôn đới Bán cầu Nam.
+ Mùa xuân: 23 – 9
+ Mùa hạ: 22 – 12
+ Mùa thu: 21 – 3
+ Mùa đông: 22 – 6
- Hiện tượng mùa diễn ra ở các nước bán cầu Nam:
+ Từ ngày 23 – 9 (xuân phân) đến ngày 22 – 12 (hạ chí): mùa xuân.
+ Từ ngày 22 – 12 (hạ chí) đến ngày 21 – 3 (thu phân): mùa hạ.
+ Từ ngày 21 – 3 (thu phân) đến ngày 22 – 6 (đông chí): mùa thu.
+ Từ ngày 22 – 6 (đông chí) đến ngày 23 – 9 (xuân phân): mùa đông.
Câu 6
Dựa vào hình dưới đây
- Nhận xét độ dài ban ngày và ban đêm giữa các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam trên trái đất vào ngày 22 – 6 và 22 – 12. Nơi nào trên Trái Đất có ngày dài 24 giờ, đêm dài 24 giờ và nơi có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm?
- Cho biết độ dài thời gian ban ngày và thời gian ban đêm vào ngày 22 – 12 ở các vĩ độ: 00, 66033’B, 900B
Phương pháp giải:
- Quan sát hình 5.4 và đọc lại kiến thức về hiện tượng ngày và đêm mục 2a trang 19 SGK địa lý 10.
- 00: xích đạo, 66033’B: vòng cực Bắc, 900B: cực Bắc
Lời giải chi tiết:
- Ngày 22 – 6 , bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn; bán cầu Nam ngược lại (ngày ngắn, đêm dài).
- Ngày 22 – 12 , bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn; bán cầu Bắc ngược lại (ngày ngắn, đêm dài).
- Từ sau ngày 21/3 – trước ngày 23/9, vòng cực Bắc -> cực Bắc xuất hiện hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ, vòng cực Nam -> cực Nam có đêm dài suốt 24 giờ. Sau ngày 23 – 9 đến trước ngày 21 – 3, vòng cực Nam -> cực Nam có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ, vòng cực Bắc -> cực Bắc có đêm dài suốt 24 giờ.
- Ở 2 cực Bắc và Nam có ngày dài suốt 6 tháng, đêm dài suốt 6 tháng trong năm.
- Độ dài ngày và đêm vào ngày 22-12 ở các vĩ độ:
+ 00 (xích đạo): ngày = đêm
+ 66033’B (vòng cực Bắc): ngày dài 24 giờ, đêm suốt 24 giờ.
+ 900B (cực Bắc): ngày dài 6 tháng, đêm dài 6 tháng.
Câu 7
Ghép các ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về hiện tượng mùa mục 2b trang 20 SGK
Lời giải chi tiết:
- Hiện tượng mùa khác nhau ở các vùng nhiệt đới, ôn đới và hàn đới:
+ Vùng nhiệt đới: hầu như quanh năm nóng.
+ Vùng ôn đới: một năm chia thành 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông).
+ Vùng hàn đới: hầu như quanh năm lạnh.
- Đáp án: 1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 – c.
Câu 8
Ghép ô ở giữa với ô bên trái và bên phải sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về các mùa trong năm trong mục 2 trang 19 – 20 SGK địa lí 10. Mùa ở 2 bán cầu có thời gian trái ngược nhau
Lời giải chi tiết:
1 – A – c; 2 – B – d; 3 – C – a; 4 – D – b
Câu 9
Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn để điền các cụm thích hợp cho trước từ vào chỗ chấm.
Lời giải chi tiết:
(1) kinh tuyến
(2) giờ địa phương
(3) 24 múi giờ
(4) giờ múi
(5) giờ quốc tế
(6) khu vực giờ
Câu 10
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa các câu sai.
a. Mùa là khoảng thời gian trong năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
b. Nguyên nhân sinh ra các mùa là do dạng khối cầu của Trái Đất.
c. Hiện tượng mùa diễn ra ngược nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
d. Bốn mùa biểu hiện rõ nhất ở vùng nhiệt đới.
Phương pháp giải:
- Đọc các câu a, b, c, d.
- Dựa vào kiến thức đã học về hiện tượng mùa để nhận xét câu nào đúng, câu nào sai và sửa lại câu sai cho đúng.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: b,d: Sai; a,c: Đúng
- Sửa:
b, Nguyên nhân sinh ra mùa trên Trái Đất là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033’.
d, Bốn mùa biểu hiện rõ nhất ở vùng ôn đới.
Câu 11
Tại sao muốn theo dõi trực tiếp các trận bóng của giải Ngoại hạng Anh thường phải thức đêm để xem, trong khi thực tế các trận bóng bên Anh thường bắt đầu vào buổi chiều?
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức về giờ trên Trái Đất, giờ múi. Do chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất dẫn đến hệ quả: Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế. Cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có múi giờ khác nhau.
Lời giải chi tiết:
- Anh thuộc múi giờ số 0, Việt Nam thuộc múi giờ số 7 nên Anh có giờ muộn hơn so với Việt Nam 7 giờ.
- Vì vậy khi Việt Nam đang là ban đêm thì ở Anh là buổi chiều cùng ngày.
Câu 12
Giải thích câu tục ngữ sau:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Câu tục ngữ đó đúng với những khu vực nào trên Trái Đất?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về hiện tượng ngày – đêm dài ngắn khác nhau theo mùa (đối với bán cầu Bắc).
- Sau ngày 21 – 3 đến trước ngày 23 – 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn.
- Sau ngày 23 – 9 đến trước ngày 21 – 3, bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời (mùa lạnh) => ngày ngắn, đêm dài.
Lời giải chi tiết:
(Ông bà ta thường sử dụng lịch âm => Tháng 5 âm lịch trùng với khoảng tháng 6 dương lịch; tháng 10 âm lịch trùng với khoảng tháng 11 dương lịch).
Khi Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng một góc 66o33’ không đổi, hai bán cầu Bắc, Nam sẽ lần lượt ngả về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục của Trái Đất. Nên bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn sẽ có thời gian ban ngày dài hơn ban đêm.
- Tháng 6, bán cầu Bắc đang ngả về phía Mặt Trời => Ngày dài, đêm ngắn (Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng).
- Tháng 11, bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời => Ngày ngắn, đêm dài (Ngày tháng mười chưa cười đã tối).
=> Câu ca dao đúng với các khu vực ở bán cầu Bắc (trừ vùng Xích đạo và từ vòng cực – cực).
Câu 13
Sắp xếp thứ tự nguyên nhân sinh ra mùa sao cho đúng
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về nguyên nhân sinh ra mùa: Do Trái Đất chuyển động xung quanh mặt trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033’ nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều này làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời thay đổi trong năm. Từ đó sinh ra mùa trên Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
1 – 4 – 3- 2
Unit 1: Feelings
Chuyên đề 2: Hóa học trong việc phòng chống cháy nổên đề 1: Cơ sở hóa học
Chủ đề 6: Hành động vì môi trường
Chương 3. Thạch quyển
CLIL