Bài 1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
Bài 2. Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song
Bài 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song
Bài 4. Hai mặt phẳng song song
Bài 5. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian
Ôn tập chương II. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
Đề bài
Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) cạnh \(a\).
a) Chứng minh rằng \(B'D\) vuông góc với mặt phẳng \((BA'C')\).
b) Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((BA'C')\) và \((ACD')\).
c) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(BC'\) và \(CD'\).
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Chứng minh \(B'D\) vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau trong mp\((BA'C')\).
b) Chứng minh \((BA'C') // (ACD')\). Xác định khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song.
c) Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song lần lượt chứa hai đường thẳng đó.
Lời giải chi tiết
a) Ta có:
\(\begin{array}{l}
BB' \bot \left( {A'B'C'D'} \right) \Rightarrow BB' \, \bot \, A'C'\\
\left\{ \begin{array}{l}
A'C' \, \bot \, B'D'\\
A'C' \, \bot \, BB'
\end{array} \right. \Rightarrow A'C' \, \bot \, \left( {BB'D'D} \right)\\
\Rightarrow A'C' \bot B'D\\
DC \, \bot \, \left( {BCC'B'} \right) \Rightarrow DC \, \bot \, BC'\\
\left\{ \begin{array}{l}
BC' \, \bot \, B'C\\
BC' \, \bot \, DC
\end{array} \right. \Rightarrow BC' \, \bot \, \left( {A'B'CD} \right)\\
\Rightarrow BC' \, \bot \, B'D\\
\left\{ \begin{array}{l}
B'D \, \bot \, A'C'\\
B'D \, \bot \, BC'
\end{array} \right. \Rightarrow B'D \, \bot \, \left( {BA'C'} \right)
\end{array}\)
Cách khác:
Ta có \(B'A' = B'B = B'C'\)
\( \Rightarrow B'\) thuộc trục của tam giác \(A'BC'\) (1)
\(DA' = DB = DC'\) (đường chéo các hình vuông bằng nhau)
\(\Rightarrow D\) cũng thuộc trục của tam giác \(A'BC' \) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow B'D\) là trục của \((BA'C')\) \( \Rightarrow B'D\bot (BA'C')\).
b) Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
BC'//AD'\\
A'C'//AC\\
BC',A'C' \subset \left( {BA'C'} \right)\\
AD',AC \subset \left( {ACD'} \right)
\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \left( {BA'C'} \right)//\left( {ACD'} \right)\)
Mà \(B'D \, \bot \, \left( {BA'C'} \right)\) nên \(B'D \, \bot \, \left( {ACD'} \right)\)
Gọi \(G = B'D \cap \left( {BA'C'} \right);\,\,H = B'D \cap \left( {ACD'} \right) \)
\(\Rightarrow d\left( {\left( {BA'C'} \right);\left( {ACD'} \right)} \right) = GH\)
Gọi \(O, O'\) lần lượt là tâm các hình vuông \(ABCD, A'B'C'D'\) ta có:
\(BO'//D'O\) nên \(O'G//D'H\), mà \(O'\) là trung điểm của \(B'D' \Rightarrow G\) là trung điểm của \(B'H\).
\( \Rightarrow GB'=GH\) (3)
\(BO'//D'O\) nên \(OH//GB\), mà \(O\) là trung điểm của \(BD \Rightarrow H\) là trung điểm của \(DG\).
\( \Rightarrow HG=HD\) (4)
Từ (3) và (4) suy ra: \(GB' = GH = HD \Rightarrow GH = \dfrac{1}{3}B'D\)
Do \(ABCD.A'B'C'D'\) là hình lập phương cạnh \(a\) nên:
\(\begin{array}{l}
B'D = \sqrt {B'{B^2} + B{D^2}} \\
= \sqrt {B'{B^2} + B{A^2} + A{D^2}} \\
= \sqrt {{a^2} + {a^2} + {a^2}} \\
= a\sqrt 3
\end{array}\)
\( \Rightarrow HG = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\).
Vậy \(d\left( {\left( {BA'C'} \right);\left( {ACD'} \right)} \right) = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}\).
c) \(BC' ⊂ (BA'C')\); \(CD' ⊂ (ACD')\), mà \( \left( {BA'C'} \right)//\left( {ACD'} \right)\)
Vậy \(d(BC', CD') = d((BA'C'),(ACD'))= \dfrac{a\sqrt{3}}{3}.\)
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11
Chương VII. Ô tô
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Địa lí lớp 11
Chủ đề 4: Kĩ thuật bỏ nhỏ
Giáo dục kinh tế
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11