Bài 1. Tập hợp
Bài 10. Số nguyên tố. Hợp số
Bài 2. Tập hợp các số tự nhiên
Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Bài 6. Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 3. Phép công, phép trừ các số tự nhiên
Bài 5. Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 9. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Bài 7. Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết
Bài tập cuối chương I
Bài 12. Ước chung và ước chung lớn nhất
Bài 13. Bội chung và bội chung nhỏ nhất
Bài 4. Phép nhân, phép chia các số tự nhiên
Bài 11. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Đề bài
Các lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E có số học sinh tương ứng là 40, 45, 39, 44, 42. Hỏi:
a) Lớp nào có thể xếp thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau?
b) Lớp nào có thể xếp thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau?
c) Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau được không?
d) Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau được không?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Để số học sinh của một lớp có thể xếp thành ba hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau thì tổng số học sinh của lớp đó phải là số chia hết cho 3.
b) Để số học sinh của một lớp có thể xếp thành chín hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau thì tổng số học sinh của lớp đó phải là số chia hết cho 9.
c) Nếu tổng số học sinh chia hết cho 3 thì xếp được tất cả học sinh của năm lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau
d) Nếu tổng số học sinh chia hết cho 9 thì xếp được tất cả học sinh của năm lớp đó thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau
Lời giải chi tiết
a) Để số học sinh của một lớp có thể xếp thành ba hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau thì tổng số học sinh của lớp đó phải là số chia hết cho 3.
Trong các số 40; 45; 39; 44; 42 thì:
+ Số 45 chia hết cho 3 (vì \(4 + 5 = 9 \vdots 3\))
+ Số 39 chia hết cho 3 (vì \(3 + 9 = 12 \vdots 3\))
+ Số 42 chia hết cho 3 (vì \(4 + 2 = 6 \vdots 3\))
Vậy các lớp 6B, 6C; 6E có thể xếp thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.
b) Để số học sinh của một lớp có thể xếp thành chín hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau thì tổng số học sinh của lớp đó phải là số chia hết cho 9.
Trong các số 40; 45; 39; 44; 42 thì chỉ có số 45 chia hết cho 9 (vì \(4 + 5 = 9 \vdots 9\)).
Vậy chỉ có lớp 6B có thể xếp thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.
c) Tổng số học sinh của cả 5 lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E là:
40 + 45 + 39 + 44 + 42 = 210 (học sinh)
Ta có số 210 là số chia hết cho 3 (vì \(2 + 1 + 0 = 3 \vdots 3\))
Vậy ta có thể xếp tất cả học sinh của 5 lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.
d) Ta có số 210 là số không chia hết cho 9 (vì \(2 + 1 + 0 = 3 \not{\vdots} 9\))
Vậy ta không thể xếp tất cả học sinh của 5 lớp đó thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Toán lớp 6
Chủ đề 4. Tiếp nối truyền thống quê hương
Đề thi học kì 1
BÀI 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Toán lớp 6
Ôn tập hè Toán Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 6
SBT Toán - Cánh diều Lớp 6
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 6
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Vở thực hành Toán Lớp 6