Bài 60.5
Hiện tượng nào dưới đây không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng?
A. Bếp nguội đi khi tắt lửa.
B. Xe dừng lại khi tắt máy.
C. Bàn là nguội đi khi tắt điện.
D. Không có hiện tượng nào.
Phương pháp giải:
Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, mà chỉ chuyển hoa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Lời giải chi tiết:
Các hiện tượng trên đều tuân theo định luật bảo toàn năng lượng. Vì đều chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Chọn đáp án: D
Bài 60.6
Trong máy điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy. Vì sao?
A. Vì một đơn vị điện năng lớn hơn một đơn vị cơ năng.
B. Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.
C. Vì một phần cơ năng đã tự biến mất.
D. Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng.
Phương pháp giải:
Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, mà chỉ chuyển hoa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Lời giải chi tiết:
Trong máy điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.
Chọn đáp án: B
Bài 60.7
Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, đều gì luôn xảy ra với cơ năng?
A. Luôn được bảo toàn.
B. Luôn tăng thêm.
C. Luôn bị hao hụt.
D. Khi thì tăng, khi thì giảm.
Phương pháp giải:
Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, mà chỉ chuyển hoa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Lời giải chi tiết:
Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng luôn được bảo toàn.
Chọn đáp án: A
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9
Đề thi vào 10 môn Toán Đồng Tháp
Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Trị
Bài 26
Bài 16. Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế