Bài 13. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ( 939 – 1009 )
Bài 14. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 – 1225)
Bài 15. Công cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược của nhà Lý (1075 – 1077 )
Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 – 1400)
Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông – Nguyên của nhà Trần (thế kỷ XIII)
Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân minh xâm lược (1400 – 1407)
Câu 1
Câu 1. Nội dung nào sau đây không đúng với điều kiện tự nhiên của Ấn Độ?
A. Có ba mặt giáp biển, thuận lợi cho hoạt động thương mại.
B. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.
C. Địa hình chỉ có cao nguyên cùng những cánh rừng nguyên sinh,
D. Có những đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Kết hợp với kiến thức môn Địa Lý, tham khảo sách, ảnh liên quan
Lời giải chi tiết:
Từ kiến thức được học, ta thấy nội dung không đúng với điều kiện tự nhiên của Ấn Độ đó là: Địa hình chỉ có cao nguyên cùng những cánh rừng nguyên sinh
Chọn C
Câu 2
Câu 2. Trong tiến trình phát triển của Lịch sử, Ấn Độ thời phong kiến không có vương triều nào sau đây?
A. Đông Ấn.
B. Đê-li.
C. Mô-gôn.
D. Gúp-ta.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Từ đầu thế kỷ IV, Ấn Độ bước vào thời kỳ phong kiến, trải qua các triều đại khác nhau, nhưng nổi bật là các vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn
Chọn A
Câu 3
Câu 3. Vương triều nào sau đây có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ vào thế kỉ IV?
A. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
B. Vương triều Gúp-ta.
C. Vương triều Mô-gôn.
D. Vương triều của người Thổ.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Vào thế kỷ IV, vương triều Gúp-ta do San-đra Gúp-ta 1 sáng lập năm 319, có vai trò tổ chức, chống lại sự xâm lấn của các tộc người Trung Á vào Ấn Độ, thống nhất miền Bắc.
Chọn B
Câu 4
Câu 4. Nét đặc trưng trong quan hệ xã hội ở Ấn Độ từ thời cổ đại đến thời phong kiến là chế độ
A. Đẳng cấp.
B. A-pác-thai.
C. Gia nô.
D. Bình đẳng.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Nét đặc trưng trong quan hệ xã hội ở Ấn Độ từ thời cổ đại đến thời phong kiến là chế độ Vác-na ( có từ thời cổ đại ), phân chia cư dân thành 4 đẳng cấp theo chủng tộc và địa vị xã hội: Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a và Su-dra.
Chọn A
Câu 5
Câu 5. Từ đầu thế kỉ XIII, cùng với mâu thuẫn giữa các đẳng cấp, trong xã hội Ấn Độ còn có mâu thuẫn giữa người Ấn Độ giáo với
A. Thực dân Pháp.
B. Thực dân Anh.
C. Người Hồi giáo.
D. Thợ thủ công.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Từ đầu thế kỉ XIII, cùng với mâu thuẫn giữa các đẳng cấp, trong xã hội Ấn Độ còn có mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc, trong đó đặc biệt là mâu thuẫn giữa người Ấn Độ giáo với người Hồi giáo.
Chọn C
Câu 6
Câu 6. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách tích cực của Vương triều Mô-gôn để hoà hợp tôn giáo và dân tộc ở Ấn Độ?
A. Xác lập sự thống trị của Hồi giáo trên cả nước.
B. Yêu cầu các quý tộc gốc Mông Cổ phải từ bỏ Hồi giáo.
C. Liên kết với quý tộc gốc Mông Cổ, Hồi giáo, Ấn Độ giáo.
D. Không sử dụng quý tộc gốc Mông Cổ trong chính quyền.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Vương triều Môn-gô đã thi hành nhiều chính sách tích cực để hoà hợp tôn giáo và dân tộc:
-Liên kết với quý tộc gốc Mông Cổ, Hồi giáo, Ấn Độ giáo để xây dựng chính quyền vững mạnh
-Hạn chế đặc quyền của Hồi giáo, … ( tiêu biểu là giai đoạn của vua A-cơ-ba trị vì )
Chọn C
Câu 7
Câu 7. Thời phong kiến ở Ấn Độ kết thúc với sự kiện nào sau đây?
A. Pháp xâm lược và đặt ách cai trị.
B. Vương triều Mô-gôn thành lập.
C. Vương triều Gúp-la thành lập.
D. Đế quốc Anh xâm lược và lật đổ Vương triều Mô-gôn.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Giữa thế kỷ XIX, đế quốc Anh xâm lược và kật đổ Vương triều Mô-gôn – kết thúc thời kỳ phong kiến Ấn Độ
Chọn D
Câu 8
Câu 8.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Từ kiến thức đã được học trong bài, ta ghép các ý ở cột A đúng với thông tin của nó ở cột B như sau:
1 – C 2 – A 3 – B
Câu 9
Câu 9.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Từ hiểu biết của bản thân, ta có thể giới thiệu sơ lược về vua A-cơ-ba như sau:
-Vua A-cơ-ba (1542-1605) là vị vua thứ ba của
nhà Mogul
tronglịch sử Ấn Độ
.-Ông ở ngôi từ năm 1556 đến năm 1605, khi ông qua đời vào năm 1605 thì đế quốc Mogul đã trải dài khắp miền
Bắc Ấn
.-Chính sách của vua A-cơ-ba:
+ Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc.
+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
Đánh giá: A-cơ-ba được coi như là một vị anh hùng dân tộc. Ngày nay, tên ông được đặt cho nhiều đường phố, công trình, xứng với danh hiệu của ông là Đấng chí tôn A-cơ-ba.
Câu 10
Câu 10.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
Từ kiến thức được học trong bài, ta điền vào sơ đồ sự phân hoá xã hội Ấn Độ thời phong kiến như sau:
A - Quý tộc, tăng lữ, quan lại, võ sĩ, địa chủ
B - Nông dân, thợ thủ công, thương nhân
C - Tiện dân, nô lệ
D - Những người nằm ngoài đẳng cấp
Nhận xét: Xã hội phong kiến Ấn Độ có sự phân hoá và mâu thuẫn sâu sắc, chồng chéo. Đó là sự phân hoá về đẳng cấp và giai cấp, ngoài ra còn có mâu thuẫn giữa người Ấn Độ giáo với người Hồi giáo…
Câu 11
Câu 11. Chế độ Vác-na và chế độ Cax-ta ở Ấn Độ khác nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7
Lời giải chi tiết:
- Thời gian xuất hiện:
+ Chế độ Vác-na có từ thời cổ đại.
+ Chế độ Cax-ta xuất hiện thời phong kiến từ các thế kỉ IV -V).
- Sự phân chia đẳng cấp:
+ Chế độ Vác-na phân chia cư dân thành 4 đẳng cấp theo chủng tộc và màu da, địa vị xã hội (Bra-man, Ksa-tri-A. Vai-si-A. Su-ara);
+ Chế độ Cax-ta phân chia cư dân dựa trên sự khác biệt về nghề nghiệp, địa vị xã hội và tôn giáo. Có hàng trăm Caxta khác nhau, mỗi Cax-ta lại có tập quản, tin ngưỡng, quy định riêng về hôn nhân, nghi lễ,..
SBT Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 7
SBT Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7