MĐ
Hãy cho biết vị trí của quá trình cắt gọt trong quy trình chế tạo cơ khí.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục II Bài 2 trang 10 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Quá trình cắt gọt là bước 2 Gia công các chi tiết trong quy trình chế tạo cơ khí.
Câu hỏi tr35 CH1
Quan sát hình 8.1, cho biết các chuyển động của dụng cụ cắt và phôi trong phương pháp tiện.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt, còn dao chuyển động tịnh tiến
Câu hỏi tr35 CH2
Kể tên những thiết bị và dụng cụ cắt thường được sử dụng trong phương pháp tiện.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục I.1 trang 35 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Thiết bị và dụng cụ cắt thường được sử dụng trong phương pháp tiện là máy tiện và dao tiện.
Câu hỏi tr35 CH3
Nêu những ưu, nhược điểm của phương pháp tiện.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục I.1 trang 35 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
-Ưu điểm: thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và độ chính xác gia công cao.
-Nhược điểm: quá trình mòn của dụng cụ nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình bị hạn chế,...
Câu hỏi tr36 CH1
Kể tên một số dạng bề mặt có thể được tạo hình bằng phương pháp tiện. Đặc điểm chung của các dạng bề mặt này là gì?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.4 để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
-Một số dạng bề mặt có thể được tạo hình bằng phương pháp tiện: mặt đầu, mặt trụ, mặt côn, mặt ren, mặt tròn xoay,...
-Đặc điểm chung của các dạng bề mặt này đều là bề mặt định hình tròn xoay.
Câu hỏi tr36 CH2
Quan sát hình 8.5 và chỉ ra một số bề mặt thường gia công bằng phương pháp tiện.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.5 để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bề mặt trục vít, bề mặt trục bậc, bề mặt bạc lót,...
Câu hỏi tr37 CH1
Phương pháp phay là gì? Để thực hiện cắt gọt thì dụng cụ cắt và phôi chuyển động như thế nào?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu kiến thức mục II.1 trang 37 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Quá trình bóc tách vật liệu trên phôi của phương pháp phay được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (I) của dụng cụ cắt với chuyển động tịnh tiến (II) của khối (hình 86). Tuy nhiên, khác với phương pháp tiện, dụng cụ cắt sẽ chuyển động tròn, còn phôi được gá chặt trên bàn máy và dịch chuyển tịnh tiến theo bàn máy.
Câu hỏi tr37 CH2
Nêu những ưu, nhược điểm cơ bản của phương pháp phay
Phương pháp giải:
Tìm hiểu kiến thức mục II.1 trang 37 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Dao phay thường có nhiều lưỡi cắt trên một dao nên lưỡi cắt bị mòn ít hơn, tuổi thọ của dao phay cao hơn so với dao tiện. Phương pháp phay cũng tồn tại một số hạn chế như: năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng....
Câu hỏi tr38 CH1
Hãy kể tên một số dạng bề mặt có thể tạo hình được bằng phương pháp phay ở hình 8.9.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.9 để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Một số dạng bề mặt có thể tạo hình được bằng phương pháp phay: Mặt phẳng, rãnh mang cá, rãnh thang bán nguyệt, rãnh phay,...
Câu hỏi tr38 CH2
Vì sao các bề mặt có thể tạo hình bằng phương pháp phay đa dạng hơn so với phương pháp tiện?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục II.2 trang 38 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nhờ vào sự đa dạng của dụng cụ gia công và chuyển động tạo hình mà phương pháp phay có thể gia công được nhiều hình dạng bề m
Câu hỏi tr38 CH3
Quan sát hình 8.10 và chỉ ra một số bề mặt có thể được gia công bằng phương pháp phay.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.10 để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Một số bề mặt có thể được gia công bằng phương pháp phay: Bề mặt chấu kẹp, bề mặt khớp nối, bề mặt trục then hoa,...
Câu hỏi tr39 CH1
Phương pháp khoan là gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục III.1 trang 39 SGK để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Khoan là phương pháp gia công cắt gọt được sử dụng để gia công lỗ trên các sản phẩm.
Câu hỏi tr39 CH2
Kế tên thiết bị và dụng cụ cắt thường dùng trong phương pháp khoan.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục III.1 trang 39 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Dao tiện, dao phay, dao bào
Câu hỏi tr39 CH3
Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp khoan.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục III.1 trang 39 SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Khoan là phương pháp gia công cắt gọt được sử dụng để gia công lỗ trên các sản phẩm.
Câu hỏi tr40 CH1
Quan sát hình 8.14 và cho biết phương pháp khoan có thể gia công những loại lỗ như thế nào.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.14 để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Khoan lỗ thông suốt
b) Khoan lỗ không thông suốt
Câu hỏi tr40 CH2
Quan sát hình 8.15 và chỉ ra một số lỗ có thể được gia công bằng phương pháp khoan.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.15 để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Mặt bích
b) Đĩa phanh xe máy
c) Vỏ máy
Câu hỏi tr40 CH3
So sánh các phương pháp gia công tiện, phay và khoan.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
*Phương pháp tiện
- Tiện là phương pháp gia công cắt gọt mà quá trình bóc tách vật liệu trên phôi được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (I) của phối với chuyển động tịnh tiến (II) của dụng cụ cắt
- Có thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và độ chính xác gia công cao. Tuy nhiên, phương pháp tiện cũng có hạn chế là quá trình mòn của dụng cụ cắt diễn ra nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình bị hạn chế,....
- Thiết bị và dụng cụ cắt thường sử dụng là máy tiện và dao tiện.
- Một số dạng bề mặt có thể được tạo hình bằng phương pháp tiện: mặ đầu, mặt trụ, mặt côn, mặt ren, mặt tròn xoay,...
*Phương pháp phay
- Quá trình bóc tách vật liệu trên phôi của phương pháp phay được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (I) của dụng cụ cắt với chuyển động tịnh tiến (II) của phối. Tuy nhiên, khác với phương pháp tiện, dụng cụ cắt sẽ chuyển động tròn, còn phôi được gá chặt trên bàn máy và dịch chuyển tịnh tiến theo bàn máy.
- Thiết bị và dụng cụ cắt thường sử dụng là máy phay và dao phay.
- Dao phay thường có nhiều lưỡi cắt trên một dao (hỉnh 8.8) nên lưỡi cắt bị mòn ít hơn, tuổi thọ của dao phay cao hơn so với dao tiện. Phương pháp phay cũng tồn tại một số hạn chế như: năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng....
- Một số dạng bề mặt có thể tạo hình được bằng phương pháp phay: Mặt phẳng, rãnh mang cá, rãnh thang bán nguyệt, rãnh phay,...
*Phương pháp khoan
- Khoan là phương pháp gia công cắt gọt được sử dụng để gia công lỗ trên các sản phẩm. Quá trình bóc tách vật liệu của phương pháp khoan thường được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (1) với chuyển động tịnh tiến (II). Thông thường, cả hai chuyển động đều là chuyển động của mũi khoan còn phôi sẽ đứng yên.
- Các lỗ khoan có chất lượng bề mặt gia công thấp nên phương pháp khoan thưởng sử dụng để gia công các sản phẩm có yêu cầu kĩ thuật không cao hoặc sử dụng để gia công phá. Ưu điểm của phương pháp khoan là năng suất cao và gia công được lỗ trên phôi đặc mà các phương pháp gia công cắt gọt khác bị hạn chế.
- Phương pháp khoan có thể thực hiện trên nhiều máy công cụ như: máy khoan, máy tiện, máy phay.... với dụng cụ cắt là các mũi khoan.
- Khoan thường được sử dụng để gia công lỗ thông suốt hoặc không thông suốt trên sản phẩm.
Câu hỏi tr40 CH4
Tìm hiểu một số sản phẩm cơ khí có sử dụng phương pháp phay, tiện, khoan trong sản xuất.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Một số sản phẩm cơ khí có sử dụng phương pháp tiện, phay, khoan trong sản xuất như:
-Trục vít, bạc lót,...
-Chấu kẹp, trục then hoa,...
-Đĩa phanh xe máy,...
Chuyên đề 2. Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Vật lí lớp 11
A
Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân
Unit 2: Get well
SGK Công nghệ Lớp 11
SGK Công nghệ 11 - Phần Cơ khí - Chân trời sáng tạo
SGK Công nghệ 11 - Phần Chăn nuôi - Cánh Diều
SGK Công nghệ 11 - Phần Cơ khí - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Công nghệ 11 - Phần Chăn nuôi - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Công nghệ 11 - Phần Chăn nuôi - Chân trời sáng tạo