Câu hỏi 1
Cho vị trí của các nguyên tố E, T, Q, X, Y trong bảng tuần hoàn rút gọn (chỉ biểu diễn các nguyên tố nhóm A) như sau: Có các nhận xét sau: (1) Thứ tự giảm dần tính kim loại Y, E, X. (2) Thứ tự tăng dần độ âm điện là Y, X, T. (3) Thứ tự giảm dần tính phi kim là T, Q. (4) Thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử là Y, E, X, T. Số nhận xét đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. |
Phương pháp giải:
- Tính chất và các đại lượng biến đổi tuần hoàn theo chu kì và nhóm.
- Trong một chu kì, tính kim loại giảm và bán kình nguyên tử giảm dần theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
- Trong một nhóm, tính phi kim giảm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
- Độ âm điện giảm dần trong một nhóm và tăng dần trong một chu kì.
Lời giải chi tiết:
(1) Thứ tự giảm dần tính kim loại Y, E, X. => Đúng
(2) Thứ tự tăng dần độ âm điện là Y, X, T. => Đúng
(3) Thứ tự giảm dần tính phi kim là T, Q. => Đúng
(4) Thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử là Y, E, X, T. => Đúng
Đáp án D.
Câu hỏi 2
Sulfur (S) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Trong các biểu thức sau: (1) Nguyên tử S có 3 lớp electron và có 10 electron p. (2) Nguyên tử S có 5 electron hóa trị và 6 electron s. (3) Công thức oxide cao nhất của S có dạng SO3 và là acidic oxide. (4) Nguyên tố S có tính phi kim mạnh hơn so với nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 8. (5) Hydroxide cao nhất của S có dạng H2SO4 và có tính acid. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. |
Phương pháp giải:
Chu kì 3 => có 3 lớp electron
Nhóm VIA => có 6 electron lớp ngoài cùng (6 electron hóa trị)
=> Cấu hình electron của S: 1s22s22p63s23p4; Z = 16
=> Có 10 electron p.
- S thuộc nhóm VIA, nguyên tố p nên oxide và hydroxide có tính acid. Công thức oxide cao nhất là SO3, hydroxide cao nhất là H2SO4.
- Tính phi kim trong một nhóm giảm dần => Tính phi kim của S yếu hơn nguyên tố có Z = 8
Lời giải chi tiết:
(1) Nguyên tử S có 3 lớp electron và có 10 electron p. => Đ
(2) Nguyên tử S có 5 electron hóa trị và 6 electron s. => S
(3) Công thức oxide cao nhất của S có dạng SO3 và là acidic oxide. => Đ
(4) Nguyên tố S có tính phi kim mạnh hơn so với nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 8. => S
(5) Hydroxide cao nhất của S có dạng H2SO4 và có tính acid. =>Đ
Đáp án B
Câu hỏi 3
X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide cao nhất của X và Y có dạng XO và YO3. Trong các phát biểu sau: (1) X và Y thuộc 2 nhóm A kế tiếp nhau. (2) X là kim loại, Y là phi kim (3) XO là basic oxide và YO3 là acidic oxid. (4) Hydroxide cao nhất của Y có dạng Y(OH)6 và có tính base. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. |
Phương pháp giải:
- Từ công thức oxide cao nhất => thứ tự nhóm của X và Y.
Lời giải chi tiết:
- Oxide cao nhất của X và Y có dạng XO và YO3
=> X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm VIA
Các nguyên tố nhóm IIA thường là kim loại và VIA thường là phi kim
- Trong hợp chất XO, X có hóa trị II => đúng với giả thiết
- Y là phi kim nên hydroxide cao nhất của Y có tính acid.
(1) X và Y thuộc 2 nhóm A kế tiếp nhau. => S
(2) X là kim loại, Y là phi kim. => Đ
(3) XO là basic oxide và YO3 là acidic oxid. => Đ
(4) Hydroxide cao nhất của Y có dạng Y(OH)6 và có tính baso. => S
Đáp án A.
Câu hỏi 4
Borax (Na2B4O7.10H2O), còn gọi là hàn the, là khoáng chất dạng tinh thể. Nhờ có khả năng hòa tan oxide của kim loại, borax được dùng để làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn, chế tạo thủy tinh quang học, men đồ sứ,… Một lượng lớn borax được dùng để sản xuất bột giặt. a) Nêu vị trí trong bảng tuần hoàn của mỗi nguyên tố có trong thành phần của borax và viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố đó. b) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần và giải thích. c) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều độ âm điện giảm dần và giải thích. |
Phương pháp giải:
a) Trong borax gồm nguyên tố Na, B, O, H.
b) Bán kính tăng dần trong một nhóm và giảm dần trong một chu kì.
c) Độ âm điện giảm dần trong một nhóm và tăng dần trong một chu kì
Lời giải chi tiết:
a)
Na nằm ở ô số 11, chu kì 3, nhóm IA, có cấu hình electron 1s22s22p63s1
B nằm ở ô số 5, chu kì 2, nhóm IIIA, có cấu hình electron 1s22s22p1
O nằm ở ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA, có cấu hình electron 1s22s22p4
H nằm ở ô số 1, chu kì 1, nhóm IA, có cấu hình electron 1s1
b)
Trong chu kì 2 gồm các nguyên tố Li, B, O => bán kính nguyên tử O < B < Li
Trong nhóm IA gồm các nguyên tố H, Li, Na => Bán kính nguyên tử H < Li < Na
=> Các nguyên tố theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần là H, O, B, Na.
c)
Trong chu kì 2 gồm các nguyên tố Li, B, O => độ âm điện O > B > Li
Trong nhóm IA gồm các nguyên tố H, Li, Na => độ âm điện H > Li > Na
=> Các nguyên tố theo chiều độ âm điện giảm dần là O, H, B, Na.
Câu hỏi 5
Công thức cấu tạo của phân tử cafein, một chất gây đắng tìm thấy nhiều trong cafe và trà được biểu diễn ở hình bên a) Nêu vị trí của các nguyên tố tạo nên cafein trong bảng tuần hoàn. b) So sánh tính phi kim, bán kính nguyên tử và độ âm điện của các nguyên tố đó (trừ H) và giải thích. |
Phương pháp giải:
a) Các nguyên tố tạo nên cafein gồm; N, C, H, O
b)
- Bán kính tăng dần trong một nhóm và giảm dần trong một chu kì.
- Độ âm điện giảm dần trong một nhóm và tăng dần trong một chu kì.
- Tính phi kim giảm dần trong một nhóm và tăng dần trong một chu kì.
- Do H nằm ở một chu kì khác nên dựa vào sự biến đổi trong nhóm I, có nguyên tố Li để làm yếu tố trung gian.
Lời giải chi tiết:
a)
Nguyên tố H nằm ở ô số 1, chu kì 1, nhóm IA trong bảng tuần hoàn.
Nguyên tố C nằm ở ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.
Nguyên tố N nằm ở ô số 7, chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn.
Nguyên tố O nằm ở ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
b)
- Tính phi kim
Trong nhóm IA, tính phi kim giảm dần => tính phi kim H > Li
Trong chu kì 2, tính phi kim tăng dần => O > N > C > Li
=> Tính phi kim của các nguyên tố giảm dần theo thứ tự O, N, C, H
- Bán kính nguyên tử
Trong nhóm IA, bán kính nguyên tử tăng dần => bán kính nguyên tử H < Li
Trong chu kì 2, bán kính nguyên tử giảm dần => O < N < C < Li
=> Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự H, O, N, C
- Độ âm điện
Trong nhóm IA, độ âm điện giảm dần => độ âm điện H > Li
Trong chu kì 2, độ âm điện tăng dần => O > N > C > Li
=> Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần theo thứ tự O > N > C > H
Câu hỏi 6
Một loại hợp kim nhẹ, bền được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật hàng không chứa hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. a) Viết cấu hình electron, từ đó xác định vị trí của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn. b) So sánh tính chất hóa học của A với B và giải thích. |
Phương pháp giải:
a) Tổng điện số đơn vị điện tích hạt nhân của A và B là 25 => ZA + ZB = 25.
=> Biện luận ZA và ZB chỉ hơn kém nhau 1 đơn vị.
b) Sự biến đổi tính chất hóa học trong một chu kì: tính acid tăng và base giảm.
Lời giải chi tiết:
a)
Theo giải thiết ta có ZA + ZB = 25
Giả sử ZA > ZB => ZA = ZB + 1
Ta có ZB + 1 + ZB = 25
=> ZB = 12 => ZA = 13
- Cấu hình electron của nguyên tố B (Z = 12): 1s22s22p63s2. B nằm ở ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA.
- Cấu hình electron của nguyên tố A (Z = 13): 1s22s22p63s23p1. A nằm ở ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
b) Do B và A nằm trong cùng một chu kì, ZB < ZA => Tính kim loại của B mạnh hơn A
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Địa lí lớp 10
Chuyên đề 2: Hóa học trong việc phòng chống cháy nổên đề 1: Cơ sở hóa học
Chương 4. Hệ thức lượng trong tam giác
Unit 1: Family Life
Chủ đề 4. Động lượng
Chuyên đề học tập Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SBT Hóa 10 - Cánh diều Lớp 10
SBT Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Hóa - Cánh diều Lớp 10
SGK Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Cánh diều Lớp 10