Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Đoạn trích được kể bằng lời của ai? Người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Phương pháp giải:
Xác định người kể chuyện và ngôi kể được dùng trong đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích được kể bằng lời của nhân vật nhà khoa học. Người kể xưng tôi và kể theo ngôi thứ nhất.
Câu 2
Câu chuyện diễn ra trong không gian nào? Nhân vật đã di chuyển trong không gian đó bằng phương tiện gì?
Phương pháp giải:
Xác định không gian diễn ra câu chuyện. Tìm hiểu phương tiện mà nhân vật di chuyển trong không gian đó.
Lời giải chi tiết:
Không gian diễn ra câu chuyện là phòng thí nghiệm của nhà khoa học. Nhân vật đã sử dụng cỗ máy thời gian để di chuyển trong không gian đó
Câu 3
Trong chuyến du hành của nhân vật, thời gian được đo đếm như thế nào?
Phương pháp giải:
Xác định cách tính thời gian trong chuyến hành trình của nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Trong chuyến hành trình của nhân vật, ban đầu một phút được tính bằng một ngày, sau đó một phút được tính bằng một năm.
Câu 4
Liệt kê những sự vật mà nhân vật đã nhìn thấy trong chuyến du hành của mình.
Phương pháp giải:
Liệt kê những sự vật mà tác giả nhìn thấy trong chuyến du hành.
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã nhìn thấy mặt trăng di chuyển rất nhanh qua các tuần trăng, nền trời thăm thẳm một màu xanh lơ lung linh diệu kì, mặt trời lao nhanh như một vệt lửa, mặt trăng trở thành một dải mờ hơn biến đổi bất thường, tuyết trắng phủ trên thế giới rồi biến mất.
Câu 5
Hãy tưởng tượng hình dáng Cỗ máy Thời gian và miêu tả bằng lời của em.
Phương pháp giải:
Tưởng tượng và miêu tả lại cỗ máy thời gian
Lời giải chi tiết:
Tôi đã có dịp nhìn thấy cỗ máy thời gian và tôi rất ấn tượng với chiếc máy đó. Chiếc máy thời gian có hình chữ nhật, màu trắng, rộng khoảng bằng gần một mặt bàn. Trên máy có một tay cầm màu màu đỏ, có thể chuyển động được. Ngoài ra, máy còn có 2 chiếc nút để ấn để chuyển địa điểm trong không gian được. Khi sử dụng chiếc máy thời gian, di chuyển từ nơi này đến nơi khác chỉ trong vài giây là tới nơi. Đó chính là điều kì diệu của cỗ máy thời gian đó.
Câu 6
Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau và nêu chức năng của chúng:
(1) Hôm thứ Năm tuần trước, tôi có trình bày với vài người trong số quý vị những nguyên lí của Cỗ máy Thời gian, và đã cho các vị ấy thấy chính nó lúc chưa được hoàn thiện. (2) Hiện giờ nó vẫn ở đó nhưng đã bị hỏng hóc chút đỉnh sau chuyến đi... (3) Đúng mười giờ sáng nay, Cỗ máy Thời gian đầu tiên đã bắt đầu đời hoạt động của nó. (4) Tôi gắn cho nó cái ren cuối cùng, siết lại tất cả đinh ốc, nhỏ thêm một giọt dầu lên thanh thạch anh, rồi ngồi lên yên.
Phương pháp giải:
Chỉ ra các phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn và công dụng của phép liên kết đó.
Lời giải chi tiết:
+ Phép thế: Thay “cỗ máy thời gian” bằng “nó”
+ Phép lặp: nó
Tác dụng: Phép liên kết giúp đoạn văn trở nên mạch lạc, rành mạch và duy trì được đối tượng của đoạn văn.
Câu 7
Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:
Khi tôi lao đi, đêm nối tiếp ngày như nhịp vỗ của một đôi cánh đen. Tôi dường như chẳng còn thấy khung cảnh nhoè nhoẹt của phòng thí nghiệm, và tôi nhìn thấy mặt trời nhảy vọt rất nhanh ngang bầu trời, mỗi cú là một phút, và mỗi phút tội đánh dấu một ngày. Tôi đoán là phòng thí nghiệm đã bị phá huỷ và tôi ở ngoài trời. [...] Tối và sáng nối tiếp nhau chỉ trong tích tắc khiến mắt tôi đau đớn cực độ. Thế rồi, giữa những màn đêm cách quãng nối đuôi nhau, tôi thấy mặt trăng di chuyển rất nhanh qua các tuần trăng, từ trăng non tới trăng rằm, và thấp thoáng thấy bóng dáng những vì sao.
Phương pháp giải:
Phân tích tính mạch lạc trong đoạn văn
Lời giải chi tiết:
+ Liên kết về nội dung: Nhân vật tôi kể lại cuộc du hành trong không gian của mình, kể về sự thay đổi thời gian trong không trung so với thời gian thực tế.
+ Liên kết về hình thức: Lặp từ “tôi”, một số từ cùng trường nghĩa: mặt trời – bầu trời – mặt trăng – trăng non – trăng rằm – vì sao.
Grammar Bank
Phần Lịch sử
Bài 4: Đạo đức và kỉ luật
Bài 6: Bài học cuộc sống
Chủ đề chung 2. Đô thị: lịch sử và hiện tại
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7