Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:
(1) Chớp đông nhay nhảy, gà gây thì mưa
(2) Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sở lên gáy xem xa hay gần.
(3) Tháng Tám nắng rám trái bưởi.
(4) Không nước không phân, chuyên cần vô ích.
(5) Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn.
(6) Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại.
(Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên) – Nguyễn Thuý Loan – Phan Lan Hương – Nguyễn Luân, Kho tàng tục ngữ người Việt (tập 1, tập 2), NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2002)
Câu 1
Trong các câu tục ngữ trên, câu nào không có các tiếng hiệp vẫn? Em rút ra nhận xét gì từ điều đó?
Phương pháp giải:
Chỉ ra câu tục ngữ không có các tiếng hiệp vần. Từ đó rút ra nhận xét về các câu tục ngữ.
Lời giải chi tiết:
+ Câu tục ngữ không có các tiếng hiệp vần là: Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại.
+ Nhận xét: Không phải tất cả các câu tục ngữ đều hiệp vần. Có những câu tục ngữ không có các tiếng hiệp vần với nhau.
Câu 2
Nêu một số dấu hiệu về nội dung và hình thức giúp em nhận biết các câu trên đây là tục ngữ.
Phương pháp giải:
Chỉ ra một số dấu hiệu về nội dung và hình thức khiến bản thân mình nhận ra đó là các câu tục ngữ.
Lời giải chi tiết:
+ Về nội dung: Các câu tục ngữ chứa đựng kinh nghiệm của người xưa về các vấn đề liên quan đến hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội.
+ Về hình thức: các câu tục ngữ ngắn gọn, đa phần hiệp vần với nhau, nhịp điệu hài hòa, dễ nhớ, dễ thuộc.
Câu 3
Về nội dung, các câu tục ngữ trên có thể chia làm mấy nhóm?
Phương pháp giải:
Đọc các câu tục ngữ và căn cứ vào nội dung để phân loại các câu tục ngữ đó thành các nhóm.
Lời giải chi tiết:
Về nội dung các câu tục ngữ có thể chia làm 3 nhóm.
+ Kinh nghiệm về thời tiết
+ Kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp
+ Kinh nghiệm về ứng xử trong đời sống
Câu 4
"Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sở lên gây xem xa hay gần” – hình thức của câu tục ngữ này có gì khác so với các câu còn lại?
Phương pháp giải:
Nhận xét điểm khác biệt về hình thức của câu tục ngữ “Nói người thử nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần” so với những câu tục ngữ khác.
Lời giải chi tiết:
Câu tục ngữ “Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần” khác với những câu tục ngữ khác ở chỗ là dung lượng dài hơn các câu khác (có 14 tiếng) và khi ngắt câu tục ngữ ra làm 2 thì nó có dạng giống một câu thơ lục bát.
Nói người chẳng nghĩ đến ta
thử sờ lên gáy xem xa hay gần
Câu 5
Giải thích ý nghĩa của câu "Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại. Nêu bài học mà em rút ra được từ câu tục ngữ đó.
Phương pháp giải:
Giải thích ý nghĩa câu “Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại”. Nêu bài học rút ra từ câu tục ngữ đó.
Lời giải chi tiết:
+ Câu tục ngữ “Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại” ý muốn nhắc nhở việc nói năng có chừng mực, có ý nhị của con người. Câu tục ngữ nói rằng nếu con người đi chẳng may ngã phải chỗ trũng thì có thể đứng lên đi tiếp nhưng nếu nói năng điều gì đó không phải, gây mất lòng hoặc đụng chạm đến người khác thì khó lòng mà cứu vãn được.
+ Bài học rút ra: Phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói và nói năng phải có chừng mực nhất định.
Câu 6
Hãy tìm một câu tục ngữ có nội dung tương tự câu (2) trên đây và nêu những điểm giống nhau giữa chúng.
Phương pháp giải:
Tìm một câu tục ngữ có nội dung tương tự câu tục ngữ (2) ở trong SBT và chỉ ra điểm giống nhau giữa hai câu tục ngữ đó
Lời giải chi tiết:
+ Câu tục ngữ “Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần” khiến ta nghĩ đến câu tục ngữ “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước, hôm sau người cười.”
+ Điểm giống nhau giữa 2 câu tục ngữ: Đều có 14 tiếng, chia làm các vế câu. Hơn nữa, cả 2 câu tục ngữ đều khuyên con người không nên chê cười khuyết điểm của người khác vì ai trong cuộc sống cũng có ưu điểm, khuyết điểm. Bản thân ta chê cười người khác rồi đến lúc chính mình lại trở thành điểm đáng cười của mọi người xung quanh. Do đó, câu tục ngữ khuyên con người không nên cười nhạo ai.
Câu 7
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá ở câu tục ngữ "Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn"
Phương pháp giải:
Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong câu tục ngữ “Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn...”
Lời giải chi tiết:
Biện pháp nói quá giúp chúng ta hiểu rõ về kinh nghiệm làm nông của người dân. Cấy thưa thì cây lúa có không gian để phát triển nên lúa tốt cây, cho ra nhiều thóc. Ngược lại, cấy dày thì cây lúa không có đất để phát triển nên không cho năng suất lúa cao. Do đó, câu tục ngữ khuyên người dân nên cấy thưa để đạt năng suất cao, tạo ra nhiều thóc lúa.
Chủ đề 2. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Bài 7: Đoàn kết, tương trợ
Chủ đề 3: Biết ơn thầy cô
Unit 7: Transportation
Unit 4: Health and fitness
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7