Đọc văn bản Chiều dày của bức tường của Phạm Sông Hồng và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Phương pháp giải:
Đọc câu chuyện và xác định ngôi kể của người kể chuyện
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” và kể lại toàn bộ câu chuyện
Câu 2
Căn phòng cũ của nhân vật "tôi" đã thay đổi như thế nào? Trước sự thay đổi đó, nhân vật "tôi" có cảm xúc gì?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản trong SBT và chỉ ra những chi tiết cho thấy sự thay đổi của căn phòng và cảm xúc của nhân vật tôi trước sự thay đổi đó.
Lời giải chi tiết:
- Căn phòng của nhân vật “tôi” đã thay đổi rất nhiều:
+ Ngày xưa treo một bức tranh phong cảnh, còn bây giờ treo một chiếc lồng bàn nhựa xanh
+ Trước kia có chỗ để lá phong còn bây giờ chiếc tủ đã che kín khoảng tường ấy
+ Trước kia tôi còn là một đứa trẻ ở trong căn phòng nhưng giờ đây tôi đã là một người lớn trong căn phòng ấy
- Cảm xúc của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi đó: Tôi cảm thấy ngạc nhiên, ngỡ ngàng và có chút gì đó tiếc nuối trước sự thay đổi của căn phòng
Câu 3
Tại sao nhân vật "tôi" chợt giật mình nhận ra lớp kỉ niệm của mình trên những bức tường sẽ luôn nằm giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau?
Phương pháp giải:
Lý giải nguyên nhân nhân vật “tôi” chợt giật mình nhận ra lớp kỉ niệm của mình trên bức tường sẽ luôn nằm giữa kỉ niệm của người đến trước và người đến sau
Lời giải chi tiết:
Bởi vì nhân vật “tôi” đã nhận ra sự thay đổi của bức tường và nghĩ rằng thời gian sẽ làm phai nhòa đi hết tất cả những kỉ niệm và căn phòng chính là nơi lưu giữ kỉ niệm của người đến trước và người đến sau.
Câu 4
Em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề: Chiều dày của bức tường?
Phương pháp giải:
Chỉ ra cách hiểu của bản thân về ý nghĩa nhan đề
Lời giải chi tiết:
“Chiều dày của bức tường” là lớp kỉ niệm để lại của người đến trước và người đến sau để lại ở căn phòng. Tất cả những kỉ niệm ấy tạo nên chiều dày của bức tường.
Câu 5
Tìm một từ thuộc từ loại số từ trong văn bản trên
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và chỉ ra một từ ngữ thuộc số từ được sử dụng trong văn bản
Lời giải chi tiết:
Số từ “một”
Câu 6
Câu nào sau đây có phó từ đi kèm danh từ?
a. Tôi đang ở trong căn phòng cũ của mình
b. Còn bây giờ chị treo ở đấy cái lồng bàn nhựa xanh
c. Chẳng còn ở đấy dáng người giống dáng tôi hồi bé
d. Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy
Phương pháp giải:
Xác định câu có phó từ kèm danh từ trong các câu được đưa ra trong SBT
Lời giải chi tiết:
d. Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy.
Câu 7
Tìm một câu trong đoạn trích có hai phó từ khác nhau và giải thích ý nghĩa của các phó từ đó.
Phương pháp giải:
Tìm trong văn bản một câu có sử dụng 2 phó từ khác nhau và giải thích ý nghĩa của phó từ đó.
Lời giải chi tiết:
Cuộc đến thăm căn phòng cũ đã không như tôi tưởng.
+ Phó từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian trước hiện tại, cho biết hoàn thành một việc gì đó trước khi nói
+ Phó từ không bổ sung ý nghĩa phủ định.
Chương 5: Một số yếu tố thống kê và xác suất
Bài 8: Nghị luận xã hội
Chương IX: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 5. Từng bước hoàn thiện bản thân
Bài 5
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7