Đề bài
Bài 1. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 16,34 + 12,45 + 3,66;
b) 12,75 – 7,28 – 2,72;
c) 0,2468 + 0,08 × 0,4 × 12,5 × 2,5 + 0,7532.
d) \(\dfrac{6}{{11}} + \dfrac{3}{5} + \dfrac{5}{{11}} + \dfrac{2}{5}\)
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 2. Tìm \(x\):
a) \(x\)+ 4,58 = 10,1 b) \(x\)– 2,56 = 9,87
c) 2,25 – \(x\) + 0,9 = 1,75 d) \(x\) : 0,28 × 0,6 = 2,7.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 3. Một người mua 1,5kg gạo nếp hết 27 000 đồng. Người đó mua thêm một lượng gạo tẻ gấp 5 lần lượng gạo nếp với giá tiền 1kg gạo tẻ chỉ bằng \(\dfrac{2}{3}\) giá tiền 1kg gạo nếp. Hỏi người đó mua gạo hết tất cả bao nhiêu tiền?
Bài giải
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 4. Tìm tổng của hai số, biết rằng nếu số hạng thứ nhất thêm 1,23 và số hạng thứ hai bớt 4,56 thì được 7,89.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 5. Tìm số bị chia và số chia trong một phép chia có số dư bằng 0, biết rằng nếu chia số bị chia cho 3 lần số chia thì được 0,75; nếu chia số bị chia cho 2 lần thương thì cũng được 0,75.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Lời giải chi tiết
Bài 1.
Phương pháp:
Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân.
Cách giải:
a) 16,34 + 12,45 + 3,66
= (16,34 + 3,66) + 12,45
= 20 + 12,45
= 32,45
b) 12,75 – 7,28 – 2,72
= 12,75 – (7,28 + 2,72)
= 12,75 – 10
= 3,75.
c) 0,2468 + 0,08 × 0,4 × 12,5 × 2,5 + 0,7532
= 0,2468 + 0,7532 + 0,08 × 0,4 × 12,5 × 2,5
= (0,2468 + 0,7532) + (0,08 × 12,5) × (0,4 × 2,5)
= 1 + 1 × 1
= 2
d) \(\dfrac{6}{{11}} + \dfrac{3}{5} + \dfrac{5}{{11}} + \dfrac{2}{5}\)
\( = \left( {\dfrac{6}{{11}} + \dfrac{5}{{11}}} \right) + \left( {\dfrac{3}{5} + \dfrac{2}{5}} \right)\)
= \(\dfrac{{11}}{{11}} + \dfrac{5}{5}\)
= \(1 + 1 = 2\)
Bài 2.
Phương pháp:
Áp dụng các quy tắc:
- Muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Cách giải:
a) \(x\)+ 4,58 = 10,1
\(x\) = 10,1 – 4,58
\(x\) = 5,52
b) \(x\)– 2,56 = 9,87
\(x\) = 9,87 + 2,56
\(x\) = 12,43
c) 2,25 – \(x\) + 0,9 = 1,75
2,25 – \(x\) = 1,75 – 0,9
2,25 – \(x\) = 0,85
\(x\) = 2,25 – 0,85
\(x\) = 1,4
d) \(x\) : 0,28 × 0,6 = 2,7
\(x\) : 0,28 = 2,7 : 0,6
\(x\) : 0,28 = 4,5
\(x\) = 4,5 × 0,28
\(x\) = 1,26
Bài 3.
Phương pháp:
- Tìm số gạo tẻ người đó mua = số gạo nếp × 5.
- Tìm giá tiền 1kg gạo nếp = số tiền khi mua 1,5kg gạo nếp : 1,5.
- Tìm giá tiền 1kg gạo tẻ = giá tiền 1kg gạo nếp × \(\dfrac{2}{3}\).
- Tìm số tiền mua gạo tẻ = giá tiền 1kg gạo tẻ × số gạo tẻ người đó mua.
- Tìm số tiền mua gạo = số tiền mua gạo nếp + số tiền mua gạo tẻ.
Cách giải:
Người đó mua số ki-lô-gam gạo tẻ là :
1,5 × 5 = 7,5 (kg)
Giá tiền 1kg gạo nếp lả :
27 000 : 1,5 = 18 000 (đồng)
Giá tiền 1kg gạo tẻ là:
18 000 × \(\dfrac{2}{3}\) = 12 000 (đồng)
Số tiền mua gạo tẻ là :
12 000 × 7,5 = 90 000 (đồng)
Người đó mua gạo hết tất cả số tiền là:
90 000 + 27 000 = 117 000 (đồng)
Đáp số: 117 000 đồng.
Bài 4.
Phương pháp:
Nếu số hạng thứ nhất thêm 1,23 thì tổng của hai số tăng thêm 1,23 đơn vị.
Nếu số hạng thứ hai bớt 4,56 thì tổng của hai số cũng bớt đi 4,56 đơn vị.
Do đó, để tìm tổng của hai số ta lấy tổng của hai số lúc sau cộng với 4,56 rồi trừ đi 1,23.
Cách giải:
Tổng của hai số đó là:
7,89 + 4,56 – 1,23 = 11,22
Đáp số: 11,22
Bài 5.
Phương pháp:
Khi số bị chia không đổi, nếu số chia gấp 3 lần thì thương giảm 3 lần. Do đó để tìm thương ban đầu ta lấy thương lúc sau nhân với 3.
Khi số bị chia không đổi, nếu thương gấp lên 2 lần thì số chia giảm 2 lần. Do đó để tìm số chia ban đầu ta lấy số chia lúc sau nhân với 2.
Cách giải:
Khi số bị chia không đổi, nếu số chia gấp lên 3 lần thì thương giảm 3 lần. Thương giảm 3 lần được 0,75, nên thương phải tìm là:
0,75 × 3 = 2,25.
Khi số bị chia không đổi, nếu thương gấp lên 2 lần thì số chia giảm 2 lần. Số chia giảm 2 lần được 0,75, nên số chia phải tìm là :
0,75 × 2 = 1,5
Số bị chia phải tìm là:
2,25 × 1,5 = 3,375
Đáp số: Số bị chia: 3,375 ;
Số chia: 1,5.
Tuần 7: Khái niệm số thập phân. Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân
Chương 3. Hình học
Tuần 19: Diện tích hình thang. Hình tròn, đường kính. Chu vi hình tròn
Phần Địa lí
VỞ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT 5 TẬP 2