Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Bài 3: Thực hành: Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trồng cây bằng thủy canh, khí canh
Bài 4: Quang hợp ở thực vật
Bài 5: Thực hành: Quan sát lục lạp và tách chiết sắc tố; chứng minh sự hình thành sản phẩm quang hợp
Bài 6: Hô hấp ở thực vật
Bài 7: Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật
Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
Bài 9: Hô hấp ở động vật
Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Bài 11: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn
Bài 12: Miễn dịch ở động vật và người
Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi
Ôn tập Chương 1
1. Nội dung câu hỏi
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về cảm ứng ở thực vật.
3. Lời giải chi tiết
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm.
- Kiểm tra tính hướng động và ứng động của thực vật.
2. Kết quả và giải thích
a. Trong thí nghiệm về tính hướng sáng, sự sinh trưởng của thân cây ở hai chậu thí nghiệm có gì khác nhau? Giải thích.
- Thân cây ở chậu trong thùng A uốn cong về một bên được khoét lỗ ở mặt bên của thùng, còn chậu cây ở thùng B có thân hướng thẳng về vị trí được khoét lỗ ở mặt trên của thùng. Do thân cây có tính hướng sáng dương, do đó thân hướng về phía có ánh sáng.
b. Trong thí nghiệm về tính hướng trọng lực, chiều sinh trưởng của thân và rễ cây như thế nào? Giải thích.
- Thân cây có chiều sinh trưởng hướng lên trên và rễ cây hướng xuống dưới. Do thân cây có tính hướng trọng lực âm và rễ cây có tính hướng trọng lực dương
c. Em có nhận xét gì về sự sinh trưởng của rễ cây ở hai chậu trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước?
- Rễ cây ở chậu 1 lan rộng và đều, do được tưới nước xung quanh gốc cây. Còn rễ cây ở chậu 2 lan về một bên phía chứa cốc đựng nước.
d. Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, có thể thay cây trinh nữ bằng cây nào khác? Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh tính ứng động đối với loài cây đó.
- Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, có thể thay cây trinh nữ bằng cây gọng vó, cây bắt ruồi,…
- Thiết kế thí nghiệm:
+ Bước 1: Chuẩn bị một chậu cây bắt ruồi (hoặc cây gọng vó), mảnh vụn thức ăn hoặc côn trùng.
+ Bước 2: Dùng panh gắp mảnh vụn thức ăn vào lá cây bắt ruồi.
+ Bước 3: Quan sát phản ứng của lá cây ngay sau khi gắp thức ăn vào lá.
e. Khi trồng các loài cây thân leo, nếu không làm cọc, giàn,… thì thân cây sẽ sinh trưởng như thế nào? Giải thích.
- Khi trồng các loài cây thân leo, nếu không làm cọc, giàn,… thì thân cây sẽ rũ xuống hoặc bò dưới mặt đất, thân cây vẫn sẽ sinh trưởng, tuy nhiên sự sinh trưởng kém hơn. Do các loài cây thân leo có tính hướng tiếp xúc, giúp chúng vươn lên để thu nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp, vì vậy nếu không được làm cọc, giàn thì chúng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp.
3. Kết luận
- Thân cây có tính hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
- Rễ cây có tính hưỡng sáng âm, hướng trọng lực dương và hướng nước dương.
- Thực vật có hiện tượng ứng động.
- Một số loài cây thân leo có tính hướng tiếp xúc.
Chương 1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Chủ đề 2: Kĩ thuật dẫn bóng
Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11
Chủ đề 1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11
SGK Sinh Lớp 11