Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Bài 3: Thực hành: Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trồng cây bằng thủy canh, khí canh
Bài 4: Quang hợp ở thực vật
Bài 5: Thực hành: Quan sát lục lạp và tách chiết sắc tố; chứng minh sự hình thành sản phẩm quang hợp
Bài 6: Hô hấp ở thực vật
Bài 7: Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật
Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
Bài 9: Hô hấp ở động vật
Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Bài 11: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn
Bài 12: Miễn dịch ở động vật và người
Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi
Ôn tập Chương 1
1. Nội dung câu hỏi
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
3. Lời giải chi tiết
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
QUAN SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm.
(1) – Xác định tuổi của cây dựa vào số vòng gỗ.
(2), (3) – Kiểm tra tác dụng của việc bấm ngọn, tỉa cành đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây.
(4) – Kiểm tra sự tác dụng của kích thích tố đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây.
(5) – Tìm hiểu về quá trình biến thái ở động vật.
2. Kết quả và giải thích
a. Vì sao khi đếm vòng gỗ ta có thể tính được tuổi ở các cây gỗ lâu năm?
- Khi đếm vòng gỗ ta có thể tính được tuổi ở các cây gỗ lâu năm vì hằng năm, hoạt động của tầng sinh mạch thuộc mô phân sinh bên của cây sẽ tạo ra lớp tế bào mạch gỗ. Mỗi vòng gỗ gồm lớp gỗ sớm màu sáng và lớp gỗ muộn tối màu, mỗi vòng gỗ tương ứng với một năm, căn cứ vào số vòng gỗ đó ta có thể tính được tuổi của cây.
b. Sự sinh trưởng của các cây để nguyên so với các cây được bấm ngọn, tỉa cành và phun kích tố có gì khác nhau? Giải thích.
- Các cây được bấm ngọn có chồi bên phát triển hơn so với cây để nguyên. Do đỉnh sinh trưởng của cây là nơi sản sinh ra auxin, cắt bỏ chồi đỉnh khiến hàm lượng auxin giảm, từ đó loại bỏ ưu thế ngọn và kích thích sự phát triển của các chồi bên.
- Các cây được tỉa cành có thân chính phát triển, chồi mới hình thành nhanh hơn cây để nguyên. Do cắt bỏ cành làm giảm hàm lượng auxin, thúc đẩy cây hình thành chồi mới.
- Cây được phun kích tố có rễ/ thân/ lá phát triển hơn. Do kích thích tố (chất điều hòa sinh trưởng) có tác dụng điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển ở thực vật. Phun kích thích tố với liều lượng phù hợp có tác dụng kích thích ra rễ/ tăng chiều cao/ phát triển số lá,…
c. Trong thí nghiệm chứng minh tác dụng của bấm ngọn, nếu vị trí bấm ở gần gốc cây thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích.
- Nếu vị trí bấm ở gần gốc cây thì không quan sát được kết quả của thí nghiệm. Do hormone auxin được tổng hợp ở các cơ quan đang sinh trưởng mạnh (như chồi ngọn, lá non,…), auxin sẽ không được tổng hợp ở vị trí gần gốc → Không quan sát được kết quả thí nghiệm.
d. Kết quả sẽ như thế nào nếu phun kích thích tố lên các cây đã được bấm ngọn hoặc tỉa cành?
- Nếu phun phun kích thích tố lên các cây đã được bấm ngọn hoặc tỉa cành thì sẽ kết quả thí nghiệm sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Do kích thích tố có tác dụng kích thích tăng chiều cao, số lá,… do đó cây sẽ phát triển mạnh hơn.
e. So sánh đặc điểm của con non và con trưởng thành trong các giai đoạn phát triển của loài động vật đã quan sát. Sự khác nhau giữa con non và con trưởng thành có ý nghĩa gì đối với chúng?
* Gợi ý: Quan sát quá trình biến thái ở ếch.
- Nòng nọc nở ra từ trứng có cấu tạo rất khác so với ếch trưởng thành. Nòng nọc không có chi, có đuôi, có mang ngoài, có giai đoạn nòng nọc 2 chân, nòng nọc 4 chân. Qua thời gian, các cơ quan cũ của nòng nọc (mang ngoài, đuôi,…) tiêu biến, các cơ quan mới hình thành và phát triển thành ếch trưởng thành.
- Sự khác nhau giữa con non và con trưởng thành có ý nghĩa: Giúp ếch thích nghi để duy trì sự tồn tại của chúng đối với các điều kiện khác nhau của môi trường sống.
3. Kết luận.
(1) – Xác định được tuổi của cây dựa vào số vòng gỗ.
(2) - Bấm ngọn có tác dụng kích thích sự phát triển của chồi bên.
(3) – Tỉa cành có tác dụng kích thích mầm mới tăng trưởng, hạn chế sâu hại,…
(4) – Kích thích tố có ảnh hưởng sự sinh trưởng, phát triển của cây.
(5) – Quá trình biến thái ở ếch là biến thái hoàn toàn.
CHƯƠNG 7: HIĐROCACBON THƠM, NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON
SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918)
SBT Toán 11 - Cánh Diều tập 2
Chủ đề 1. Xây dựng và phát triển nhà trường
Unit 4: ASEAN and Viet Nam
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11
SGK Sinh Lớp 11