Bài 1. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Bài 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Bài 4. Quang hợp ở thực vật
Bài 5. Hô hấp ở thực vật
Bài 6. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
Bài 7. Hô hấp ở động vật
Bài 8. Hệ tuần hoàn ở động vật
Bài 9. Miễn dịch ở người và động vật
Bài 10. Bài tiết và cân bằng nội môi
Ôn tập chủ đề 1
Bài 15. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 16. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bài 17. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bài 18. Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 19. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Ôn tập chủ đề 3
1. Nội dung câu hỏi
Trả lời các câu hỏi sau:
- Kết quả ở tư thế nào rễ vẫn theo hướng trọng lực dương còn thân hướng trọng lực âm. Vì sao?
- Vì sao ở cây mắm, cây bụt mọc,… một số rễ cây lại không mọc theo hướng đất dương? Vai trò của các rễ đó là gì?
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về hướng trọng lực.
3. Lời giải chi tiết
Trả lời các câu hỏi sau:
- Giải thích hiện tượng ở tư thế nào thì rễ vẫn theo hướng trọng lực dương còn thân có hướng trọng lực âm:
+ Ở thân, auxin phân bố nhiều ở mặt dưới, kích thích các tế bào thân phía dưới sinh trưởng mạnh dẫn đến thân cây cong lên phía trên (ngược chiều trọng lực).
+ Ngược lại, do các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với các tế bào ở thân dẫn đến sự phân bố nhiều auxin ở mặt dưới gây ra sự ức chế sinh trưởng của các tế bào rễ, mặt trên ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả rễ cây cong xuống dưới (cùng chiều trọng lực).
- Giải thích vì sao ở cây mắm, cây bụt mọc,… một số rễ cây lại không mọc theo hướng đất dương và vai trò của các rễ đó:
+ Ở cây mắm, cây bụt mọc,… một số rễ cây lại không mọc theo hướng đất dương vì đây chính là hiện tượng biến dạng của rễ để giúp cây thích nghi với điều kiện sống.
+ Vai trò của các rễ này: Các rễ này thuộc loại rễ thở, mọc ngược lên để giúp lấy O2 cho rễ cây thực hiện hô hấp. Loại rễ này thường xuất hiện ở những cây có phần rễ ngập trong nước, sình lầy (điều kiện thiếu không khí).
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
- Tên thí nghiệm: Thí nghiệm và quan sát hiện tượng hướng trọng lực.
- Nhóm thực hiện: ………………
- Kết quả và thảo luận:
+ Kết quả: Ở cả 2 chậu, rễ luôn hướng xuống dưới (cùng chiều trọng lực) còn thân luôn hướng lên trên (ngược chiều trọng lực).
+ Giải thích: Ở thân, auxin phân bố nhiều ở mặt dưới, kích thích các tế bào thân phía dưới sinh trưởng mạnh dẫn đến thân cây cong lên phía trên (ngược chiều trọng lực). Ngược lại, do các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với các tế bào ở thân dẫn đến sự phân bố nhiều auxin ở mặt dưới gây ra sự ức chế sinh trưởng của các tế bào rễ, mặt trên ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả rễ cây cong xuống dưới (cùng chiều trọng lực).
- Kết luận: Rễ cây hướng trọng lực dương còn thân cây hướng trọng lực âm.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11
Đề thi giữa kì 2
CHƯƠNG V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Chủ đề 6. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
Chương 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
SBT Sinh Lớp 11
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11
SGK Sinh Lớp 11