Bài 1. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Bài 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Bài 4. Quang hợp ở thực vật
Bài 5. Hô hấp ở thực vật
Bài 6. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
Bài 7. Hô hấp ở động vật
Bài 8. Hệ tuần hoàn ở động vật
Bài 9. Miễn dịch ở người và động vật
Bài 10. Bài tiết và cân bằng nội môi
Ôn tập chủ đề 1
Bài 15. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 16. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bài 17. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bài 18. Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 19. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Ôn tập chủ đề 3
1. Nội dung câu hỏi
Giải thích kết quả thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao việc thắt nút lại chứng minh được tính tự động của tim?
- Tại sao khi tâm thất co thì mỏm tim lại co trước?
- Tại sao adrenaline có thể dùng làm thuốc trợ tim?
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.
2. Phương pháp giải
Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và mô tả hiện tương dựa trên kiến thức lí thuyết về hoạt cấu tạp và hoạt động của tim.
3. Lời giải chi tiết
Trả lời các câu hỏi sau:
- Việc thắt nút chứng minh được tính tự động của tim vì: Thắt nút sẽ giúp cô lập từng phần của tim, nhờ đó sẽ giúp tìm hiểu được vai trò của mỗi bộ phận của hệ dẫn truyền tim trong việc tạo nên tính tự động của tim.
- Khi tâm thất co thì mỏm tim lại co trước vì: Khi nút xoang nhĩ phát xung thần kinh thì xung thần kinh từ nút xoang nhĩ truyền xuống tâm nhĩ làm tâm nhĩ co đồng thời truyền xuống nút nhĩ thất. Xung thần kinh từ nút nhĩ thất truyền qua bó His chạy theo vách liên thất xuống mỏm tim trước rồi mới theo mạng lưới Purkinje xuống cơ tâm thất làm tâm thất co.
- Adrenaline có thể dùng làm thuốc trợ tim vì: Adrenaline là loại hormone có ảnh hưởng đến hoạt động của tim theo hướng làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim.
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
- Tên thí nghiệm: Tính tự động của tim; ảnh hưởng của thần kinh đối giao cảm, thần kinh giao cảm và adrenaline đến hoạt động của tim.
- Nhóm thực hiện: ………….
- Kết quả và thảo luận:
+ Kết quả và thảo luận khi thắt nút thắt thứ nhất:
Kết quả: Học sinh thực hiện nút thắt thứ nhất (ngăn cách đường dẫn truyền giữa xoang tĩnh mạch và phần nhĩ thất của tim) rồi ghi kết quả vào bảng:
Giải thích:
Sau khi thắt nút thắt thứ nhất, xoang tĩnh mạch vẫn đập và đập nhanh hơn nhịp tim ban đầu vì: Xoang tĩnh mạch của ếch có nút Remark (tương ứng với nút xoang nhĩ ở người) có khả năng tự phát xung động. Đồng thời, do sự cản trở bởi nút thắt, lưu lượng máu trong xoang tĩnh mạch tăng mạnh làm cho tế bào thụ thể tiếp nhận kích thích phát xung thần kinh nhanh hơn nhằm giảm áp lực.
Sau khi thắt nút thắt thứ nhất, tim ngay lập tức dừng hoạt động trong vài giây vì: Nút thắt này ngăn cách xoang tĩnh mạch với tim mà xoang tĩnh mạch có nút Remark - nơi có tính tự động mạnh nhất dẫn đến khi thắt nút thì xung thần kinh phát từ nút xoang nhĩ không thể truyền xuống phía dưới được. Do đó, phần trên nút thắt vẫn hoạt động bình thường, còn dưới thì bị ngừng vài giây. Sau đó, phần dưới nút thắt hoạt động trở lại sau vài giây nhưng yếu hơn trước vì: Giữa tâm thất và tâm nhĩ có nút Bidder (tương ứng với nút nhĩ thất) cũng có khả năng tự động phát xung thần kinh nhịp nhàng nhưng yếu hơn nút Remark.
+ Kết quả và thảo luận khi thắt nút thắt thứ 2 (khi thực hiện cả nút thắt 1 và nút thắt 2 thì sẽ ngăn cách đường dẫn truyền giữa phần xoang tĩnh mạch, phần nhĩ, phần thất của tim):
Kết quả: Học sinh thực hiện nút thắt thứ hai rồi ghi kết quả vào bảng:
Giải thích: Xoang tĩnh mạch tiếp tục co bóp do có nút Remark phát nhịp. Tâm nhĩ không co bóp do có nút Ludwig (nằm sát nút Bidder có tác dụng tim) ức chế. Tâm thất co bóp chậm do nút Bidder không còn bị ức chế bởi nút Ludwig và phát nhịp tự động (nút Bidder cũng có khả năng tự động phát xung thần kinh nhịp nhàng nhưng yếu hơn nút Remark).
+ Kết quả và thảo luận khi tìm hiểu ảnh hưởng của thần kinh đối giao cảm, giao cảm đến hoạt động của tim ếch:
Kết quả: Học sinh thực hiện xác định và kích thích dây thần kinh đối giao cảm – giao cảm rồi ghi kết quả vào bảng:
→ Khi kích thích, tim ngừng đập ở thì tâm trương. Sau khi kích thích 1 – 2 phút, tim lại đập trở lại bình thường.
Giải thích: Hoạt động của tim chịu sự chi phối của dây đối giao cảm – giao cảm. Khi kích thích vào vị trí giữa dây đối giao cảm – giao cảm, xung thần kinh từ dây thần kinh đối giao cảm đến tim trước gây ra các tác dụng giảm nhịp tim, giảm trương lực cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung động trong tim, nếu cường độ kích thích cao sẽ làm tim ngừng đập ở thì tâm trương.
+ Kết quả và thảo luận khi tìm hiểu ảnh hưởng của adrenaline đến hoạt động của tim ếch:
Kết quả: Khi nhỏ adrenaline, cường độ co tim tăng.
Giải thích: Adrenaline là loại hormone có ảnh hưởng đến hoạt động của tim theo hướng làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim.
- Kết luận:
+ Tim hoạt động tự động do hệ dẫn truyền tim.
+ Tim hoạt động tự động nhưng vẫn chịu sự điều hòa theo cơ chế thần kinh và thể dịch (một số hormone như adrenaline).
Bài 1. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tải 20 đề kiểm tra 15 phút - Chương 2
Chuyên đề 1: Phân bón
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương IX - Hóa học 11
Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất
SBT Sinh Lớp 11
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11
SGK Sinh Lớp 11