Bình giảng bài thơ Giải đi sớm (I và II) của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù.
YÊU CẦU
Bình giảng một bài thơ dịch, lại là thơ chữ Hán, làm theo thể tuyệt cú cổ điển, bài làm phải chú ý khâu dịch, giải thích, chú giải cho đúng để nắm đúng ý thơ. Chú ý giải đề, khai thác các thủ pháp nghệ thuật cổ điển.
Diễn giải rõ tứ thơ toàn bài phân tích một vài then chốt cho rõ ý thơ.
Gặp các cách hiểu khác nhau nên có sự cân nhắc để có cách hiểu mà mình cho là thỏa đáng.
Nắm bắt đặc sắc chủ yếu để đưa vào kết bài.
GỢI Ý LÀM BÀI
MỞ BÀI
Nhật kí trong tù là tập thơ bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh làm khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây hơn một năm trời. Trong thời gian đó, Người bị giải đi, giải lại qua không biết bao nhiêu nhà lao ở Quảng Tây: “Tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích, có sáu người lính mang súng giải đi... Một buổi sáng, gà gáy đầu, người ta giải Cụ Hồ đi. Một buổi chiều, khi chim về tổ, người ta dừng lại ở một địa phương nào đó, giam cụ lại trong xà lim, trên một đống rạ bẩn, không cởi trói cho cụ nghỉ” Trần Dân Tiên — Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch). Giải đi sớm là một trong những bài thơ ký sự ghi lại những sự việc ấy, nhưng thể hiện một hồn thơ mạnh mẽ, phóng khoáng, một niềm tin lạc quan vào cuộc sống.
Đây là chùm thơ gồm nhiều bài, một hiện tượng phổ biến trong thơ cổ (chẳng hạn, Đỗ Phủ có Khương thôn (3 bài), Thu hứng (8 bài)...), Nhưng giữa các bài có liên hệ với nhau.
THÂN BÀI
Trong thơ cổ, đầu đề bài thơ (thi đề) thường chỉ có tứ thơ, ý thơ (ví dụ bài Đêm dài của Tú Xương là nói tình cảnh đêm dài, bài Hỏi gió của Tản Đà thể hiện cuộc hỏi gió). Ở đây, đầu đề Giải đi sớm là nói về việc giải đi sớm với hai ý: Thời gian rất sớm và việc giải đi xa xôi.
Câu thơ thứ nhất là phá đề, đọc một cái là thấy sớm ngay:
Gà gáy một lần đêm chửa tan
"Gà gáy một lần" là gáy lần đầu, mới quá nửa đêm. Đêm chửa tan là trời đã chuyển sang ngày mới nhưng chưa tang tảng sáng. Chữ “sớm” của ta vẫn chưa gợi được mức độ sớm như thế.
Câu thứ hai vẫn nói tiếp về trời sớm: “Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn”. Nguyên là "Bầy sao theo trăng hiện lên trên núi thu”, nghĩa là lúc ấy, ngoài trăng sao ra không có ai thức dậy cả. Ấy thế mà người tù đã bị giải trên đường.
Câu thứ ba mới đề cập tới việc bị giải đi, nhưng câu thơ không nói chút gì về việc người bị giải cả:
Người đi đã ở trên đường xa. Câu thơ dịch khá hay: Người đi cất bước trên đường thẳm. Mới bắt đầu đi mà đã thấy đường xa rồi. Những từ “chinh nhân”, "chinh đồ” gợi lại bao cảnh người đi trên đường xa trong quá khứ.
Câu thơ thứ tư nguyên văn chữ Hán là “Nghênh diện thu phong trận trận hàn”, thường không được dịch thật chính xác. Chẳng hạn “Mặt đón gió thu từng trận từng trận lạnh". "Nghênh diện” là phả vào mặt, thổi ngược vào mặt (nếu muốn nói “Mặt đón” thì chữ Hán phải viết là “Diện nghênh"). Cả câu nghĩa là từng cơn gió thu lạnh buốt pha vào mặt.
Cả một cảnh giải đi sớm khổ sở hiện lên mồn một: Trời khuya, đường xa, gió lạnh. Tuy bị giải đi, nhưng người đi ở đây không hề cảm thấy điều đó, trái lại cảm thấy như cảnh đi sớm đường trường thường gặp trong thơ Đường, giống Sơn thôn táo hành của Ôn Đình Quân.
Nhưng ý thơ sẽ không trọn vẹn nếu thiếu bài 2. Đây là mối liên hệ bên trong của chùm thơ hai bài.
Nếu bài một, trời chưa sáng, thì tiếp theo ở bài này, trời đã rạng đông:
Phương đông màu trắng đã thành hồng
Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng
Cả hai truyền đạt một sự thay đổi, bừng sáng đột ngột, mau lẹ (chữ đã, chữ sớm nói rõ điều này) toàn bộ. Chú ý câu nguyên tác “Màu trắng đã thành hồng" tức không còn màu trắng nữa. Câu thơ thứ hai nói tàn dư bóng tối đã biến mất từ bao giờ. Đến câu thơ thứ ba, "Hơi ấm bao trùm vũ trụ", tức là toàn bộ, không đâu còn hơi lạnh nữa. Chính lúc ấy thi hứng của nhà thơ bỗng trở nên nồng nàn.
Bài thơ là một bức tranh phong cảnh sớm mai bao la, hùng vĩ, khí dương thắng khí âm, ánh sáng thắng bóng tối, ấm áp thắng lạnh lẽo, đem lại biết bao hứng khởi, sảng khoái, lạc quan cho một ngày mới! Và lẽ nào thiên nhiên không gợi ý cho tác giả một niềm tin vào quy luật bi cực thái lai trong đời sống xã hội, và tương lai cách mạng nước nhà, một cảm hứng khá nhất quán của Hồ Chí Minh, tạo thành ý thơ nồng nàn ở đây?
KẾT BÀI
Bài thơ nhan đề là Giải đi sớm mà toàn bài hầu như chỉ nói tới thiên nhiên, tới cảm hứng trời sớm mà bỏ qua cái chuyện "giải đi” rất đời thường. Sự tương phản giữa thực tế khổ ải và tự do nội tâm, một lần nữa khẳng định tư thế ung dung, chủ động, đứng trên nghịch cảnh của nhà thơ Hồ Chí Minh.
Chủ đề 2: Kĩ thuật chuyền bóng - nhảy dừng bắt bóng, xoay chân trụ - nhảy ném rổ
CHƯƠNG V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Unit 10: Nature In Danger - Thiên nhiên đang lâm nguy
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1
Chủ đề 4: Chiến thuật thi đấu cơ bản
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11