Tuổi trẻ phải sống đẹp. Đó là một vấn đề rất lí thú, có nhiều ý nghĩa, lúc nào cũng mới mẻ, nhất là trong hoàn cảnh hội nhập, đổi mới của đất nước ta hiện nay.
Tôi quan niệm tuổi trẻ là thế hệ thiếu niên, thanh niên, là lớp người đang học phổ thông và đại học, cao đẳng, đó là lớp người từ 14, 15 đến 30 tuổi.
Sống đẹp nghĩa là thế nào? - Sống đẹp nghĩa là có tâm hồn đẹp: yêu nước, yêu nhà, yêu người. Phải là đứa con hiếu thảo của ông bà, cha mẹ: phải là người anh, người chị, đứa em biết yêu thương, coi “anh em như thể tay chân", biết “chi ngã, em nâng” trong gia đình. Phải là người giàu lòng yêu nước, tận tụy, trung thành với nhân dân. Biết dũng cảm đánh giặc để cứu nước, cứu dân; biết lao động cần cù, sáng tạo để xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp, có thể “sánh vai các cường quốc năm châu" là sống đẹp. Sống đẹp là giàu tình thương, biết san sẻ, cưu mang, biết quan tâm đến đồng bào, biết “thương người như thể thương thân”.
Những kẻ bất hiếu, bất trung, bất nghĩa, sống ích kỉ, tham lam, độc ác, sao có thể gọi là “sống đẹp?”, “Miệng thế gian”, sự đánh giá của nhân dân, của người đời là đúng đắn nhất, công bằng nhất ai là người sống đẹp, ai là kẻ lèm nhèm:
Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Tục ngữ có câu: “Người đẹp vì lụa”, về hình thức, có thể hiểu là ăn mặc đẹp. sống nhà lầu xe hơi, sống sang trọng là sống đẹp, nhưng cần biết, cần nhớ là không được, không nên xa hoa lãng phí mới là sống đẹp. Vì hiểu không đúng, không đầy đủ mà có không ít cô, cậu đang ngày ngày cắp sách tới trường mà đầu tóc nhuộm đỏ. nhuộm vàng, con trai mà tai đeo khuyên bạc, ngực, lưng, cánh tay... xăm đủ hình thù cổ quái. Bỏ học, trốn học, ăn chơi, sống buông thả, chạy theo “mốt”... Cách sống, cách ăn nói, cách ứng xử... của số ít chàng trai, cô gái này sao có thể gọi là “sống đẹp?" Học sinh, sinh viên mà thuốc lá phì phèo đầu môi, án nói tục tằn, coi vũ trường là chốn “nương thân” để khoe tài, khoe của. Hiện nay, có không ít người trong giới trẻ, trong học sinh hiểu không đúng về hai chữ “sống đẹp” nên đã sống buông thả, trở thành loại người “cá biệt" trong nhà trường, trong gia đình và xã hội.
Sống đẹp phải được thể hiện bằng hành động phong phú. sôi nổi, đẹp. Tuổi trẻ phải biết sống vì lí tưởng cao đẹp, sống có ước mơ cao đẹp. Tuổi trẻ phải biết hiến dâng. Nghĩa là chăm chỉ học hành, tu dưỡng đạo đức, không ngừng vươn lên, hăm hở bước vào con đường lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, học thêm ngoại ngữ để làm công cụ tiến lên. Phấn đấu trở thành “con ngoan, trò giỏi", “thanh niên tiên tiến”, “sống có ích”... là sống đẹp.
Khi Tổ quốc và dân tộc đắm chìm trong vòng nô lệ nhục nhã, chí sĩ Phan Bội Châu kêu gọi thanh niên:
Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi
Cởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần
Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn
Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ...
(Bài ca chúc Tết thanh niên)
Thi sĩ Tố Hữu có những vần thơ náo nức, lay gọi:
Hỡi những chàng trai, những cô gái yêu
Trên những đèo mây, những tầng núi đá
Hai bàn tay ta hãy làm tất cả
Xuân đã đến rồi, hối hả tương lai!...
Thời kháng chiến chống Mĩ, con đường ra trận là con đường mòn Hồ Chí Minh, là ngày hội lớn của tuổi trẻ anh hùng. Tuổi trẻ thuở ấy đã sống đẹp, đã “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", đã nêu cao tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu. Vì một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh... đã và đang hướng tuổi trẻ chúng ta ngày nay phải biết sống đẹp. Sống đẹp trong lòng tổ quốc và nhân dân. Sống đẹp cho hôm nay và ngày mai. Sống đẹp trong cách sống, trong học tập và lao động. Và nên nhớ: Sống để hiến dâng và phục vụ, như Tố Hữu đã nói: “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Chương 5: Đại cương về kim loại
SOẠN VĂN 12 TẬP 2
Tải 5 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 6 – Hóa học 12
Bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Bài 18. Đô thị hóa