1. Vị trí của Tây Tiến trong nền thơ kháng chiến và thơ Việt Nam hiện đại
1.1. Bôi cảnh ra đời của “Tây Tiến”
- Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều cái mới và lạ lẫm.
- Các nhà thơ mới đi theo kháng chiến đang hoặc vừa trải qua giai đoạn “nhận đường”. Họ có sáng tác nhưng còn ít, cảm xúc chưa bắt kịp với tư tưởng Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên...).
- Các nhà thơ trẻ, trưởng thành từ trong kháng chiến nhưng số lượng chưa nhiều, trào dâng cảm xúc mới, nhưng còn non yếu về mặt nghệ thuật. Do đó, thơ hay những năm đầu của cuộc kháng chiến không nhiều, phần lớn mang đậm tính chất tuyên truyền.
1.2.Trường hợp Quang Dũng
- Mặc dù đã làm thơ từ trước năm 1945, nhưng chưa phải là nhà thơ mới.
- Con người Quang Dũng: một thanh niên trí thức Hà Nội, hào hoa, lãng mạn.
- Quang Dũng là người có sự hòa nhập rất nhanh, rất mãnh liệt vào đời sống cách mạng và kháng chiến: tham gia cách mạng ngay từ tháng Tám 1945, gia nhập quân ngũ, tình nguyện vào binh đoàn Tây Tiến...
Quang Dũng không phải là trường hợp cá biệt, nhưng chưa phải đã nhiều nhất là về tài năng, ở những năm tháng ấy.
1.3. Bài thơ “Tây Tiến”
Trước hết là tiếng hát trữ tình của một cá nhân - cá thể, nhưng cá nhân ấy đang hòa với dòng người trên những nẻo đường kháng chiến. Vì thế, bài thơ mang tính độc đáo của một tâm trạng riêng, vừa là nỗi niềm, tâm trạng - của những con người trong một hoàn cảnh mới.
Tất cả những hoàn cảnh chung và riêng đó đã tạo cho Tây Tiến một vị trí đặc biệt, không thể thay thế, không thể lặp lại trong nền thơ Việt Nam.
Tính chất không lập lại, không thể thay thế của Tây Tiến biểu hiện tập trung ở hai giá trị (kinh điển, hiện đại) mà nhà thơ Anh Ngọc đã nêu.
2. Tây Tiến - bài thơ “kinh điển”
2.1. Hiểu từ “kinh điển” như thế nào?
- Kinh điển là từ thường dùng đế chỉ những sách vở do các bậc thánh hiền viết, hoặc sách vở ghi chép sự việc, luật lệ thời xưa. Cũng thường dùng đế nói đến sách vở tôn giáo, hoặc là sách, tài liệu làm khuôn mẫu cho một học thuyết, một chủ trương.
- Ở đây hiểu là tác phẩm mẫu mực, có những giá trị vượt thời gian và đã tiếp thu được yếu tố nghệ thuật của thơ ca dân tộc.
2.2.T ính kinh điển cúa Tây Tiến thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Mẫu mực trong việc khắc họa chân dung người lính Tây Tiến. Cùng với hình ảnh người chinh phụ, tráng sĩ trong thơ văn cổ (từ Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Đặng Trần Côn... đến Thâm Tâm, Trần Huyền Trân...), người lính Tây Tiến hiện lên lồng lộng sang trọng, chất ngất hào khí một thời.
- Mẫu mực trong thể hiện nội tâm: thương nhớ khôn nguôi, đau đớn đến tận cùng và ngợi ca hết lòng.
- Mẫu mực trong những bút pháp nghệ thuật mang tính cổ điển: tả cảnh, tả tình, tả người đều gợi nhiều hơn tả, kiểu trong thơ có nhạc, có họa.
- Mẫu mực trong việc sử các hình thức nghệ thuật cổ điển của thơ ca trung đại: ước lệ, tượng trưng, khoa trương; thể thơ; vần điệu.
3. Tây Tiến - bài thơ hiện đại
3.1. Hiểu từ “hiện đại” như thế nào?
Từ hiện đại trong cách dùng của Anh Ngọc là những giá trị mới của ngày hôm nay.
3.2. Tây Tiến - tiếng hát trữ tình của con người trong thời đại mới:
- Con người: Quang Dũng nói đến những con người tiêu biểu nhất trong hoàn cảnh lúc bấy giờ: người lính (Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc).
- Thời đại: chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh).
- Tâm trạng: Tâm trạng người lính với nhiều cung bậc, nhiều nỗi niềm, nhưng quan trọng nhất là sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
3.3. Sự mới mẻ của những thước đo nghệ thuật cũ
- Tây Tiến là bài thơ giàu chất sử thi, nhưng không phải là sử thi.
- Tây Tiến là bài thơ sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật cổ điển, nhưng không phải là thơ cổ.
Nói cách khác, đó là hiện đại hóa những giá trị mang tính cổ điển.
4. Kết Luận
- Tây Tiến là bài thơ hiện đại nhưng mang những giá trị cổ điển.
- Tây Tiến là tâm trạng của Quang Dũng nhưng cũng là điệu tâm hồn của cả thế hệ vào những năm tháng hào hùng nhất của lịch sử.
Sự kết hợp nhiều yếu tố ấy đã khiến Tây Tiến trở thành bài thơ tuyệt diệu như nhà thơ Anh Ngọc đã từng ngạc nhiên và say mê.
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ
Review 4
Bài 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Unit 7. Economic Reforms
SOẠN VĂN 12 TẬP 1