Luyện tập chung trang 27
Bài 5. Phép nhân và phép chia số tự nhiên
Bài tập cuối chương I
Bài 1. Tập hợp
Bài 4. Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
Bài 2. Cách ghi số tự nhiên
Bài 7. Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 3. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
Bài 6. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Luyện tập chung trang 20
1. Cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân
Để ghi số tự nhiên trong hệ thập phân, người ta dùng mười chữ số là \(0;1;2;3;4;5;6;7;8;9.\) Người ta lấy các chữ số trong 10 chữ số này rồi viết liền nhau thành một dãy, vị trí của các chữ số đó trong dãy gọi là hàng.
Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng thì làm thành 1 đơn vị của hàng liền trước đó. Ví dụ 10 chục thì bằng 1 trăm; mười trăm thì bằng 1 nghìn;...
Chú ý: Khi viết các số tự nhiên, ta quy ước:
1. Với các số tự nhiên khác 0, chữ số đầu tiên bên trái khác 0.
2. Đối với các số có 4 chữ số khác 0 trở lên, ta viết tách riêng từng lớp. Mỗi lớp là một nhóm 3 chữ só từ phải sang trái.
3. Với những số tự nhiên có nhiều chữ số, mỗi chữ số ở các vị trí (hàng) khác nhau thì có giá trị khác nhau
Ví dụ:
Số 120 250 160 555
- Đọc: Một trăm hai mươi tỉ, hai trăm năm mươi triệu một trăm sáu mươi nghìn năm trăm năm mươi lăm.
- Các lớp: lớp tỉ, triệu, nghìn, đơn vị được ghi lại như sau:
Lớp | Tỉ | Triệu | Nghìn | Đơn vị | ||||||||
Hàng | Trăm tỉ | Chục tỉ | Tỉ | Trăm triệu | Chục triệu | Triệu | Trăm nghìn | Chục nghìn | Nghìn | Trăm | Chục | Đơn vị |
Chữ số | 1 | 2 | 0 | 2 | 5 | 0 | 1 | 6 | 0 | 5 | 5 | 5 |
- Cùng là số 2 nhưng số 2 ở hàng chục tỉ có giá trị khác với số 2 ở hàng trăm triệu.
2. Cấu tạo thập phân của một số
+ Kí hiệu \(\overline {ab} \) chỉ số tự nhiên có hai chữ số, chữ số hàng chục là \(a\left( {a \ne 0} \right)\), chứ số hàng đơn vị là \(b\). Ta có:
\(\overline {ab} = \left( {a \times 10} \right) + b\) với \(a \ne 0.\)
+ Kí hiệu \(\overline {abc} \) chỉ số tự nhiên có 3 chữ số, chữ số hàng trăm là \(a\left( {a \ne 0} \right)\), chữ số hàng chục là \(b\), chữ số hàng đơn vị là \(c\). Ta có:
\(\overline {abc} = a.100 + b.10 + c\) với \(a \ne 0.\)
+ Với các số tự nhiên cụ thể thì không có dấu gạch ngang trên đầu.
Ví dụ:
\(\begin{array}{l}\overline {2b} = 2.10 + b\\\overline {a5b} = a.100 + 5.10 + b\left( {a \ne 0} \right)\end{array}\)
\(\overline {a03bcd} = a.100000 + 0.10000\)\( + 3.1000 + b.100 + c.10 + d\)\(\left( {a \ne 0} \right)\)
Thành phần | I | V | X | IV | IX |
Giá trị (viết trong hệ thập phân) | 1 | 5 | 10 | 4 | 9 |
I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
XI | XII | XIII | XIV | XV | XVI | XVII | XVIII | XIX | XX |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
XXI | XXII | XXIII | XXIV | XXV | XXVI | XXVII | XXVIII | XXIX | XXX |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Chủ đề 8. Một số hình phẳng
BÀI 2
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Chủ đề 2: Các phép đo
Chủ đề 5. Em với gia đình
Ôn tập hè Toán Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 6
SBT Toán - Cánh diều Lớp 6
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 6
SGK Toán - Cánh diều Lớp 6
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Vở thực hành Toán Lớp 6