Nghị luận văn học

Cảm nhận của em về bức tranh Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều bài 2

Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, người đã để lại cho nền văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Trong đó, truyện Kiều được coi là “thiên truyện”, kể về cuộc đời nàng Kiều hồng nhan bạc mệnh. Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một trong số những đoạn nổi bật nhất, vừa tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, vừa mở ra những nốt thấp quan trọng trong cuộc đời Thúy Kiều.

Đoạn trích ở phần đầu của tác phẩm, sau khi giới thiệu gia cảnh và miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Tác giả tả cảnh ngày xuân, chị em đi chơi hội và khung cảnh lễ hội tươi vui, náo nhiệt. Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Hai câu thơ đầu đề cập đến thời gian và không gian của mùa xuân. Hình ảnh “chim én đưa thoi” không chỉ muốn thể hiện tiết xuân ấm áp, muôn chim bay về mà còn muốn khắc họa thời gian trôi qua quá nhanh, như con thoi quay vòng khi dệt vải. Mùa xuân có ba tháng, nay đã là tháng ba. Trong những ngày cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn dập dìu bay liệng giữa bầu trời cao rộng.

Hai câu thơ sau là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh sắc mùa xuân với những hình ảnh hài hòa. Thảm cỏ non trải rộng đến tận chân trời làm nền cho bức tranh xuân tươi tắn bất tận. Trên cái nền màu xanh mát mắt đó, điểm xuyết nhẹ nhàng những bông hoa lấy chồng thanh khiết.

Tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ “trắng” lên trước động từ “điểm” nhằm khắc họa một cách nổi bật vẻ đẹp trắng muốt tinh khôi của hoa xuân. Cái hồn riêng của mùa xuân hiện ra trong một không gian bao la rộng lớn. Hoa cỏ vô tri vô giác, nhưng chữ “điểm” dùng đúng lúc làm cho cánh hoa lê trở nên có hồn, có tình. Tám câu thơ tiếp theo là khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh.

Thanh Minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm

Ngổn ngang, gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay

Vào ngày Thanh Minh, tiết đầu tháng ba, mùa xuân khí trời mát mẻ, người ta đi tảo mộ để sửa sang lại phần mộ của người đã mất như một cách tri ân. Mùa xuân cũng là dịp để đi chơi, đi lễ hội mừng năm mới. Được gặp gỡ lẫn nhau sau một năm làm việc đã trở thành một tục lệ tốt của văn hóa Việt Nam. Sau phần lễ là tảo mộ sẽ đến phần hội, gọi là hội đạp thanh, là dịp gặp gỡ bạn bè, người thân.

Những câu thơ này của Nguyễn Du gợi tả một không khí lễ hội bằng hàng loạt những từ ngữ liên tiếp thể hiện sự đông đúc, vui tươi như “yến anh, chị em, tài tử giai nhân” cùng các tính từ “nô nức, sắm sửa, gần xa, dập dìu”. Hình ảnh những trai thanh gái lịch quần áo là lượt đi chơi hội xuân như những đàn chim ríu rít. Người ta thấy được sức sống, thấy được sự tươi mới, trẻ trung bao phủ lên toàn cảnh vật.

Cụm từ “nô nức yến anh” và “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” giúp người đọc hình dung cảnh này hội vô cùng náo nhiệt người với người nối nhau như dòng nước bất tận, mặc những trang phục đẹp đẽ nhất. Trong lễ tảo mộ, người ta rắc những thỏi vàng, những xấp tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ người đã khuất nên mới có cảnh “thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay”.

Tám câu thơ đã tả cảnh lễ hội ngày Thanh Minh, vừa khắc họa được truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa, vừa nói lên được khung cảnh tấp nập tươi vui trong ngày hội. Sáu câu thơ cuối, tác giả tập trung gọi tả khung cảnh chị em Thúy Kiều chơi xuân:

Tà tà, bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn, dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Buổi chiều, mặt trời từ từ là bóng về Tây. Ngày lễ hội đã đi qua, chị em Thúy Kiều dắt tay nhau đi về. Cảnh chiều xuân được miêu tả một cách dịu dàng, thanh khiết: nắng về chiều tà tà, nhịp cầu nhỏ bắc ngang khe nước. Mọi hoạt động cũng trở nên chậm rãi hơn như mặt trời tranh chấp nhà bóng, bước chân người trở nên thơ thẩn, ung dung.

Cảnh vẫn đẹp, nhưng đã nhuộm màu tâm trạng, một tâm trạng bâng khuâng xao xuyến mà người ta vẫn thường có sau những buổi vui. Nhưng đâu chỉ có thế, những từ này như tà tà, thanh thanh không chỉ béo đa sắc thái của cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng của con người.

Từ láy “nao nao” gợi lên một nét buồn, nỗi buồn chỉ con người mới có thể cảm nhận được. Dường như, câu thơ này là một dự cảm cho những sự việc tiếp theo, khi nàng Kiều gặp chàng Kim Trọng và những biến cố sắp ập đến cuộc đời nàng. Có lẽ vì vậy, chính bản thân tác giả cũng thấy nao lòng, tiếc thương cho một số phận hồng nhan bạc mệnh.

Với bút pháp nghệ thuật và khả năng tả cảnh đặc sắc, sử dụng những từ ngữ đắt giá, những từ láy đúng lúc đúng chỗ, Nguyễn Du đã gợi ra một bức tranh sinh động về cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân, con người như hoà vào bức tranh tươi vui, náo nhiệt ấy. Người đọc có thể cảm nhận được cảnh ngày xuân hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tươi tắn, là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Nguồn: Sưu tầm

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved