10.
Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu có đơn vị là
A. Jun, kí hiệu là J.
B. Jun trên kilôgam kenvin, kí hiệu là J/kg.K.
C. Jun kilôgam, kí hiệu là J.kg.
D. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg.
Phương pháp giải:
Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
Đơn vị của năng suất tỏa nhiệt là J/kg.
Lời giải chi tiết:
Chọn D. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg.
Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
Đơn vị của năng suất tỏa nhiệt là J/kg.
11.
Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của cùng một khối lượng nước, đồng, nhôm được đun bằng những bếp tỏa nhiệt như nhau. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đường III ứng với đồng, đường II ứng với nhôm, đường I ứng với nước.
B. Đường III ứng với nước, đường II ứng với đồng, đường I ứng với nhôm.
C. Đường III ứng với nước, đường II ứng với nhôm, đường I ứng với đồng.
D. Đường III ứng với nhôm, đường II ứng với đồng, đường I ứng với nước.
Phương pháp giải:
Công thức tính nhiệt lượng thu vào/ tỏa ra: Q = m . c . ∆t trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).
Lời giải chi tiết:
Sau cùng một khoảng thời gian ( kẻ đường thẳng vuông góc với trục thời gian, đường thẳng này cắt 3 đồ thị tại 3 điểm có khác nhau) bếp tỏa nhiệt là như nhau. Khi đó nhiệt lượng của cùng một khối nước, đồng, nhôm thu vào là như nhau.
Mà ta có công thức tính nhiệt lượng thu vào/ tỏa ra: Q = m . c . ∆t trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).
Suy ra: \(\Delta t = \dfrac{Q}{{m.c}}\)
cnước=4200 J/kg.K
cđồng=380 J/kg.K
cnhôm=880 J/kg.K
Ta có: cnước > cnhôm > cđồng.
Nên \(\Delta \)tnước < \(\Delta \)tnhôm < \(\Delta \)tđồng
Vậy chọn A. Đường III ứng với đồng, đường II ứng với nhôm, đường I ứng với nước.
12.
Hiệu suất động cơ nhiệt được tính bằng công thức
A. \(H = \dfrac{Q}{A}\), trong đó Q là nhiệt lượng toàn phần, A là công thực hiện được.
B. \(H = \dfrac{{{Q_1} - {Q_2}}}{Q}\), trong đó Q1 là nhiệt lượng có ích, Q2 là nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh, Q là nhiệt lượng toàn phần.
C. \(H = \dfrac{{{Q_2} - {Q_1}}}{Q}\), trong đó Q1 là nhiệt lượng có ích, Q2 là nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh, Q là nhiệt lượng toàn phần.
D. \(H = \dfrac{A}{Q}\), trong đó Q là nhiệt lượng toàn phần, A là công thực hiện được.
Phương pháp giải:
Hiệu suất của động cơ nhiệt dược xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.
\(H = \dfrac{A}{Q}\)
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Hiệu suất của động cơ nhiệt dược xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.
\(H = \dfrac{A}{Q}\)
Trong đó:Q1 là nhiệt lượng có ích,
Q2 là nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh,
Q là nhiệt lượng toàn phần do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra,
A là công mà động cơ thực hiện được A = Q1 = Q – Q2.
PHẦN 3. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
CHƯƠNG 3. TUẦN HOÀN
PHẦN HAI. CƠ KHÍ
Unit 11: Science and technology
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải