Chứng minh:
LG a
Điểm có tọa độ \(\left( {k\pi ;0} \right)\) (k là một số nguyên) là tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \sin x\)
Lời giải chi tiết:
Điểm \(M'\left( {x';y'} \right)\) là điểm đối xứng của điểm \(M\left( {x;y} \right)\) qua điểm \(\left( {k\pi ;0} \right)\) khi và chỉ khi:
\({{x + x'} \over 2} = k\pi ,{{y + y'} \over 2} = 0\)
tức là
\(\left\{ \matrix{
x' = - x + k2\pi \hfill \cr
y' = y \hfill \cr} \right.\)
Gọi (C) là đồ thị hàm số \(y = \sin x\).
(C) nhận \(\left( {k\pi ;0} \right)\) làm tâm đối xứng khi và chỉ khi: Với mọi điểm \(M\left( {x;y} \right)\) thuộc (C) (tức là với mọi \(x,y = \sin x\)) điểm \(M'\left( {x';y'} \right)\) nói trên (tức là \(x' = - x + k2\pi ,y' = - y)\) cũng thuộc (C); điều này có nghĩa là \( - \sin x = \sin \left( {x + k2\pi } \right),\) với mọi \(x \in Z\) là một tâm đối xứng của đồ thị (C) của hàm số \(y = \sin x\)
Cách chứng minh khác:
Xét phép đổi trục tọa độ Oxy sang trục hệ tọa độ IXY, với \(I\left( {k\pi ;0} \right);x = X + k\pi ;y = Y\) (phép biến đổi gốc tọa độ), (h.vẽ) thì đồ thị của hàm số \(y = \sin x\) trong hệ trục tọa độ Oxy là đồ thị của hàm số
\(Y = \sin \left( {X + k\pi } \right) = {\left( { - 1} \right)^k}\sin X\)
Trong hệ tọa độ IXY. Vì hàm số \(Y = {\mathop{\rm sinX}\nolimits} \) cũng như hàm số \(Y = - {\mathop{\rm sinX}\nolimits} \) là hàm số lẻ nên đồ thị nhận I là tâm đối xứng.
LG b
Điểm có tọa độ \(\left( {{{k\pi } \over 2};0} \right)\) (k là một số nguyên) là tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \tan x\)
Lời giải chi tiết:
Điểm \(M'\left( {x';y'} \right)\) là điểm đối xứng của \(M\left( {x;y} \right)\) qua điểm \(\left( {{{k\pi } \over 2};0} \right)\) khi và chỉ khi
\({{x + x'} \over 2} = {{k\pi } \over 2},{{y + y'} \over 2} = 0,\)
tức là
\(\left\{ \matrix{
x' = - x + k\pi \hfill \cr
y' = - y \hfill \cr} \right.\)
Gọi (C) là đồ thị của hàm số \(y = \tan x\);
(C) nhận \(\left( {{{k\pi } \over 2};0} \right)\) làm tâm đối xứng khi và chỉ khi: Với mọi điểm \(M\left( {x;y} \right)\) thuộc (C) (tức là \(x \in {D_1},y = \tan x\)) điểm \(M'\left( {x';y'} \right)\) nói trên (tức là \(x' = - x + k\pi ,y' = - y\)) cũng thuộc (C); điều này có nghĩa là \( - \tan x = \tan \left( { - x + k\pi } \right),\) với mọi \(X \in {D_1}.\)
Điều đó đúng do \(\pi \) là chu kì của hàm số \(y = \tan x\).
Vậy điểm \(\left( {{{k\pi } \over 2};0} \right),k \in Z\) là một tâm đối xứng của đồ thị (C) của hàm số \(y = \tan x\)
Chứng minh cách khác:
Xét phép đổi trục tọa độ Oxy sang hệ trục tọa độ IXY, với \(I\left( {{{k\pi } \over 2};0} \right);x = X + {{k\pi } \over 2};y = Y.\)
Đồ thị của hàm số \(y = \tan x\) trong hệ trục toạn độ Oxy là đồ thị của hàm số
\(Y = \tan \left( {X + k{\pi \over 2}} \right) = \left\{ \matrix{
\tan X\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,neu\,\,K\text{ chẵn } \hfill \cr
- {1 \over {\tan X}}\,\,\,\,\,neu\,\,K\text{ lẻ } \hfill \cr} \right.\)
Trong hệ tọa độ IXY. Vì hàm số \(Y = \tan X\) cũng như hàm số \(Y = - {1 \over {\tan X}}\) là hàm số lẻ nên đồ thị nhận I làm tâm đối xứng.
LG c
Đường thẳng có phương trình \(x = k\pi \) (k là một số nguyên) là trục đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \cos x\)
Lời giải chi tiết:
Điểm \(M'\left( {x';y'} \right)\) là điểm đối xứng của điểm \(M\left( {x;y} \right)\) qua đường thẳng \(x = k\pi \) (h.vẽ) khi và chỉ khi \({{x + x'} \over 2} = k\pi ,y = y',\) tức là
\(\left\{ \matrix{{x'} = - x + k2\pi \hfill \cr {y'} = y \hfill \cr} \right.\)
Gọi (C) là đồ thị của hàm số \(y = \cos x.\)
(C) nhận đường thẳng \(x = k\pi \) làm một trục đối xứng khi và chỉ khi: Với mọi điểm \(M\left( {x;y} \right)\) thuộc C (tức là với mọi \(x,y = \cos x\)) điểm \(M'\left( {x';y'} \right)\) nói trên cũng thuộc (C).
Điều này có nghĩa là
\(\cos x = \cos \left( { - x + k2\pi } \right),\forall x \in R\)
Rõ ràng ta có đẳng thức đó, do \(2\pi \) là chu kì của hàm số \(y = \cos x.\)
Vậy đường thẳng \(x = k\pi ,k \in Z\) là một trục đối xứng của đồ thị (C) của hàm số \(y = \cos x.\)
Cách chứng minh khác
Xét phép đổi trục tọa độ Oxy sang trục toạ độ IXY, với \(I\left( {k\pi ;0} \right);x = X + k\pi ;y = Y,\) thì đồ thị của hàm số \(y = \cos x\) trong hệ trục tọa độ Oxy là đồ thị của hàm số \(Y = \cos \left( {X + k\pi } \right) = {\left( { - 1} \right)^k}\cos X\) trong hệ tọa độ IXY.
Vì hàm số \(Y = \cos X\) cũng như hàm số \(Y = - \cos X\) là các hàm số chẵn nên đồ thị đó nhận trục IXY (tức là đường thẳng \(x = k\pi \)) làm trục đối xứng.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11
Chuyên đề 3: Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ
Chương IV. Dòng điện. Mạch điện
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
Chương III. Điện trường
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11