Bài 1. Trao đổi nước ở thực vật
Bài 2. Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo)
Bài 3. Trao đổi khoáng và nito ở thực vật
Bài 4. Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tiếp theo)
Bài 5. Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tiếp theo)
Bài 7. Quang hợp
Bài 8. Quang hợp ở các nhóm thực vật
Bài 9. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
Bài 10. Quang hợp và năng suất cây trồng
Bài 11. Hô hấp ở thực vật
Bài 12. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp
Đề bài
Sự điều chỉnh pH của nội môi được thực hiện như thế nào và bằng cách nào?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.
Lời giải chi tiết
Sự điều chỉnh pH của nội môi: Sự thay đổi pH của nội môi rất nhỏ cũng gây những biến đổi lớn đối với tế bào. Vì vậy, điều hòa pH của nội môi tức là điều hòa cân bằng axit - bazơ hay điều hòa cân bằng toan kiềm, ở người pH trung bình của máu dao động trong giới hạn 7,35 - 7,45. Giữ được pH tương đối ổn định để bảo đảm mọi hoạt động sống của tế bào là nhờ hệ thống đệm.
Chất đệm là chất có khả năng lấy đi ion H+ hoặc ion OH- khi các ion này xuất hiện trong môi trường trong và làm cho pH của môi trường thay đổi rất ít.
Trong cơ thể có những hệ đệm chủ yếu sau:
- Hệ đệm bicacbonat: NaHCO3/ H2CO3 (\(HCO_3^ - \) /CO2).
- Hệ đệm phôtphat: Na2HPO4/ NaH2PO4 (\(HPO_4^{2 - }\) / \({H_2}PO_4^ - \)).
- Hệ đệm prôtêinat (prôtêin).
* Hệ đệm bicacbonat là hệ đệm không có khả năng đệm tối đa nên không phải là hệ đệm tối ưu.
Tuy nhiên, hệ đệm bicacbonat vẫn đóng vai trò quan trọng vì nồng độ của cả hai thành phần của hệ đệm đều có thể được điều chỉnh:
- Nồng độ CO2 được điều chỉnh bởi phổi (sự thông khí phổi).
- Nồng độ bicacbonat được thận điều chỉnh.
- Tốc độ điều chỉnh pH của hệ đệm này rất nhanh.
* Hệ đệm phôtphat đóng vai trò đệm quan trọng trong dịch ống thận vì phôtphat tập trung nhiều ở ống thận, nên có khả năng đệm tối đa ở vùng này.
Tuy nhiên, nồng độ hệ đệm phôtphat chỉ bằng 1/6 hệ đệm bicacbonat nên không có vai trò quan trọng trong điều chỉnh pH của nội môi nói chung.
* Hệ đệm prôtêinat: Các prôtêin của hệ đệm có các gốc axit tự do -COOH khả năng phân li thành -COO- và H+ đồng thời cũng có các gốc kiềm -NH3OH phân li thành \(NH_3^ + \) và OH-. Do đó, prôtêin có thể hoạt động như những hệ thống đệm để điều chỉnh cả độ toan hoặc kiềm tùy môi trường ở thời điểm đó. Hệ đệm prôtêinat là một hệ đệm mạnh của cơ thể.
Ngoài ra, hô hấp và bài tiết cũng góp phần điều hòa pH của máu.
Chủ đề 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Chương 5. Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)
Unit 6. World heritages
Chuyên đề 1. Phép biến hình phẳng
Bài 6. Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Lớp 11