2. Bài tập bổ sung
7.a
Lực nào đóng vai trò áp lực trong hình 7.1?
A. Lực \(\overrightarrow {{F_1}} \)
B. Lực \(\overrightarrow {{F_2}} \)
C. Lực \(\overrightarrow {{F_3}} \)
D. Lực \(\overrightarrow {{F_4}} \)
Phương pháp giải:
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Vì áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Trong hình 7.1, mặt bị ép là mặt phẳng nằm ngang, lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) có phương thẳng đứng, hướng xuống, ép vào mặt phẳng nằm ngang.
7.b
Hãy so sánh áp lực và áp suất trên mặt sàn nằm ngang của hai vật hình lập phương. Vật thứ nhất có khối lượng 2kg và cạnh dài 5dm; vật thứ 2 có khối lượng 3kg, và cạnh dài 70cm. Nếu đặt hai vật trên cùng một mặt phẳng mềm thì vật nào sẽ lún sâu hơn?
Phương pháp giải:
Áp suất được tính bằng công thức \(p=\dfrac{F}{S}\).
Lời giải chi tiết:
Đổi: \(5dm = 0,5 m; 70cm = 0,7 m\).
Áp suất trên mặt sàn nằm ngang của vật thứ nhất là:
\({p_1} = \dfrac{{{F_1}}}{{{S_1}}} = \dfrac{{2.10}}{{0,{5^2}}} = 80N/{m^2}\)
Áp suất trên mặt sàn nằm ngang của vật thứ hai là:
\({p_2} = \dfrac{{{F_2}}}{{{S_2}}} = \dfrac{{3.10}}{{0,{7^2}}} = 61,22N/{m^2}\)
⇒ Áp suất trên mặt sàn nằm ngang của vật thứ nhất lớn hơn áp suất của vật thứ hai.
Do đó vật thứ nhất sẽ lún xuống sâu hơn.
7.c
Đặt một bao bột mì 30kg lên một cái bàn ba chân có khối lượng 10kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân bàn là 10cm2. Tính áp suất các chân bàn tác dụng lên mặt đất.
Phương pháp giải:
Áp suất được tính bằng công thức \(p =\dfrac{F}{S}\).
Lời giải chi tiết:
Áp lực lên mặt đất bằng tổng trọng lượng của bao bột mì và cái bàn:
\(F =P_1+P_2= 10.m_1+ 10.m_2= 10.30 + 10.10 \\= 400N\).
Áp suất các chân bàn tác dụng lên mặt đất là:
\(p = \dfrac{F}{S} = \dfrac{{400}}{{{{10.10}^{ - 4}}}} = 400000N/{m^2}\)
Unit 11: Science and technology
Unit 6: The Young Pioneers Club - Câu lạc bộ Thiếu niên Tiền phong
Review 3 (Units 7-8-9)
Chủ đề 8. Mùa hè
Kiến thức chung