Cho hình chóp SABCD với ABCD là hình thoi cạnh a, tam giác SAD đều. M là điểm trên cạnh AB, (α) là mặt phẳng qua M và (α) // (SAD) cắt CD, SC, SD lần lượt tại N, P, Q.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Chứng minh rằng MNPQ là hình thang cân.
2. Phương pháp giải
Sử dụng định lí:
‒ Nếu ba mặt phẳng đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng quy hoặc đổi một song song.
3. Lời giải chi tiết
Do (α) đi qua M và (α) // (SAD) nên (α) cắt các mặt của hình chóp tại các giao tuyến song song với (SAD).
+) Trong mặt phẳng (ABCD), từ điểm M kẻ đường thẳng song song với AD cắt CD tại N. Suy ra giao tuyến của (α) và (ABCD) là MN // AD.
+) Trong mặt phẳng (SCD), từ điểm N kẻ đường thẳng song song với SD cắt SC tại P. Suy ra giao tuyến của (α) và (SCD) là NP // SD.
+) Trong mặt phẳng (SBC), từ điểm P kẻ đường thẳng song song với BC // AD cắt SB tại Q. Suy ra giao tuyến của (α) và (SBC) là PQ // AD.
+) Trong mặt phẳng (SAB), nối M và Q. Suy ra giao tuyến của (α) và (SAB) là MQ // SA.
Xét từ giác MNPQ, có: MN // PQ nên MNPQ là hình thang.
Ta có: $\mathrm{SA} / / \mathrm{MQ}, \mathrm{MN} / / \mathrm{AD}$ và $\widehat{S A D}=60^{\circ}$ nên $\widehat{Q M N}=60^{\circ}$.
Ta lại có: $M N / / A D, N P / / S D$ và $\widehat{S D A}=60^{\circ}$ nên $\widehat{P N M}=60^{\circ}$.
Suy ra: $\widehat{Q M N}=\widehat{P N M}=60^{\circ}$
Do đó tứ giác MNPQ là hình thang.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Đặt AM = x, tính diện tích MNPQ theo a và x.
2. Phương pháp giải
Sử dụng định lí:
- Cho hai mặt phẳng $(P)$ và $(Q)$ song song với nhau. Nếu $(R)$ cắt $(P)$ thì cắt $(Q)$ và hai giao tuyến của chúng song song.
3. Lời giải chi tiết
+) Ta có $A B C D$ là hình thoi và $M N$ // $A D$ //BC nên $M N$ = a.
+) Trong tam giác $\mathrm{ABC}$, có $\mathrm{PQ} / / \mathrm{BC}$ nên $\frac{P Q}{B C}=\frac{S Q}{S B}$ (định lí Thales)
+) Trong tam giác SAB, có: MQ / SA nên $\frac{S Q}{S B}=\frac{A M}{A B}=\frac{x}{a}$ (định lí Thales)
Do đó $\frac{P Q}{B C}=\frac{x}{a} \Leftrightarrow \frac{P Q}{a}=\frac{x}{a} \Leftrightarrow P Q=x$.
+) Ta lại có: $\frac{B Q}{S B}=\frac{M Q}{S A}=\frac{a-x}{a} \Rightarrow M Q=a-x$
+) Xét tam giác MHQ vuông tại H, có:
$\sin \widehat{M Q H}=\frac{Q H}{M Q} \Rightarrow Q H=M Q \cdot \sin \widehat{M Q H}=(a-x) \cdot \sin 60^{\circ}=\frac{\sqrt{3}(a-x)}{2}$
Vậy diện tích hình thang cân MNPQ là: $S_{M N P Q}=\frac{(x+a) \cdot \frac{\sqrt{3(a-x)}}{2}}{2}=\frac{\sqrt{3}\left(a^2-x^2\right)}{4}$.
Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
C
Chuyên đề 1. Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á
Bài 8: Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội Liên bang Nga - Tập bản đồ Địa lí 11
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương VI - Hóa học 11
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11